Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Ngũ Giác Đài bố trí thêm tám hệ thống đánh chặn hỏa tiễn ở Alaska

Sbx underway

Giàn radar X-band tự cơ động của Mỹ ở Thái Bình Dương. (Hình: U.S. Missile Defense Agency)

FORT GREELY, Alaska (NV) – Ngũ Giác Đài dự trù sẽ bố trí thêm tám hệ thống đánh chặn hỏa tiễn ở căn cứ Fort Greeley tại Alaska, theo tin từ Cơ Quan Phòng Thủ Hỏa Tiễn Mỹ (MDA).

Bản tin của hãng thông tấn UPI cho hay hệ thống truyền hình Nhật NHK hôm Thứ Ba nói rằng quân đội Mỹ hiện đang tăng cường thêm tám hệ thống đánh chặn hỏa tiễn và cũng “cải tiến” hệ thống radar dùng băng tần “X-band” đặt trên một tàu nổi ở biển, giống như một giàn khoan, gọi là SB-X, để đối phó với mối đe dọa từ Bắc Hàn.

Hệ thống SB-X được coi là lớn nhất và mạnh nhất trong số các dàn radar dùng băng tần X-Band trên thế giới, được đặt trong một vòm cầu trông giống như một trái banh đánh golf khổng lồ.

Các máy đẩy bằng điện của giàn tự cơ động này giúp cho hệ thống radar có thể bố trí bất cứ nơi nào trong vùng biển Thái Bình Dương, theo MDA.

Bản tin UPI cho hay khoảng 44 hệ thống hỏa tiễn đánh chặn sẽ được đưa tới Alaska để gia tăng khả năng bảo vệ nước Mỹ chống lại mối đe dọa của hỏa tiễn liên lục địa từ Bắc Hàn và có thể từ Iran.

Một giàn radar loại X-band bố trí ở Nhật cũng sẽ được cải tiến để gia tăng khả năng phát giác và theo dõi hỏa tiễn liên lục địa.

Bắc Hàn mới đây cho hay các hỏa tiễn tầm trung của họ, như loại Hwasong-12, có thể bắn tới các căn cứ quân sự của Mỹ ở Nhật và đảo Guam.

Giàn radar X-band nổi, hiện bố trí ở Thái Bình Dương chừng 120 ngày mỗi năm, cũng sẽ được cải tiến để có thể hoạt động ngoài biển suốt năm.

Theo UPI, Ủy Ban Quốc Phòng Hạ Viện vừa chấp thuận gia tăng $2.1 tỷ cho các chi tiêu quân sự ở vùng Thái Bình Dương, một phần cũng vì sự đe dọa từ Bắc Hàn.
Trong số này, chừng $1 tỷ dùng để mua đạn dược và $1 tỷ khác cho việc phòng thủ chống hỏa tiễn, kể cả hệ thống THAAD hiện đang bố trí ở Nam Hàn. (V.Giang)

Switch mode views: