Biển Đông : TT Philippines xác nhận ý định “củng cố” các cơ sở ở Trường Sa
- Thứ Hai, 10 tháng Tư năm 2017 16:47
- Tác Giả: Trọng Nghĩa
Quân nhân Philippines tuần tra trên đảo Pagasa (Thị Tứ) thuộc quần đảo Trường Sa, Biển Đông.
REUTERS/Ritchie B. Tongo
Sau phản ứng bất đồng tình của Trung Quốc và Việt Nam về việc ông ra lệnh « chiếm đóng » các thực thể địa lý mà Manila đòi chủ quyền tại Biển Đông, tổng thống Philippines Rodrigo Duterte ngày 10/04/2017 nói rõ lại là chỉ yêu cầu quân đội « củng cố » chứ không phải là quân sự hóa các khu vực do Manila kiểm soát.
Theo hãng tin Anh Reuters, trong một cuộc họp báo tại Manila, tổng thống Philippines đã giải thích quyết định của ông liên quan đến « 10 hay 9 hòn đảo gần bờ biển Philippines » với mong muốn duy trì một « thế cân bằng địa chính trị ».
Tuy nhiên, thông điệp của ông chủ yếu nhằm trấn an Trung Quốc khi bảo đảm rằng Manila sẽ không bố trí bất kỳ một loại vũ khí tấn công nào trên các đảo của mình ở vùng Trường Sa, « kể cả một khẩu súng cũng không ».
Hôm 06/04/2017, ông Duterte khiến các láng giềng quan ngại khi ông thông báo đã ra lệnh cho quân đội chiếm các đảo không có người ở mà Philippines đòi chủ quyền ở Biển Đông.
Tuy nhiên, chỉ một hôm sau tuyên bố của ông Duterte, giới chức quốc phòng và quân sự Philippines đã gián tiếp cải chính tuyên bố nói trên khi xác định rằng họ chỉ sẽ nâng cấp các cơ sở hiện có và sẽ không chiếm đóng lãnh thổ mới.
Việt Nam phản đối
Cho dù vậy, tuyên bố « sẽ chiếm đảo » của ông Duterte đã bị các láng giềng phản đối.
Sau Trung Quốc đến lượt Việt Nam lên tiếng ngày 09/04.
Theo phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng, « Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền của mình đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa », do đó, « mọi hành vi của quốc gia khác tại hai quần đảo này mà không được sự cho phép của Việt Nam đều là bất hợp pháp và vô giá trị ».
Trước đó, Bắc Kinh đã lên tiếng phản đối mạnh hơn, bày tỏ thái độ « rất quan ngại » và nhắc nhở Manila cần phải « tiếp tục xử lý đúng đắn các tranh chấp hàng hải với Trung Quốc ».
Xin nhắc lại là vùng quần đảo Trường Sa hiện có 6 bên đòi chủ quyền. Ngoài Philippines, Trung Quốc, còn có Việt Nam, Malaysia, Brunei và Đài Loan.
Việt Nam là nước kiểm soát nhiều thực thể địa lý nhất, còn Trung Quốc là nước có nhiều cơ sở quân sự nhất.
Tin mới
- Án tử hình : Ân Xá Quốc Tế tố cáo Trung Quốc bưng bít thông tin - 11/04/2017 15:18
- Pháp : Kimono cổ truyền tại bảo tàng Guimet - 11/04/2017 15:04
- Bắc Triều Tiên tuyên bố sẵn sàng tiến hành « chiến tranh » với Mỹ - 11/04/2017 14:51
- Mỹ : Thêm một cố vấn an ninh cao cấp của TT Trump rời chức vụ - 10/04/2017 22:44
- Vụ khủng bố tại Stockholm : Nghi can chính nhận tội - 10/04/2017 22:33
- Chính quyền Trump lên truyền hình để giải thích vụ tấn công Syria - 10/04/2017 22:26
- Pháp: Lần đầu tiên ứng viên cực tả Mélenchon xếp thứ ba trong thăm dò - 10/04/2017 18:51
- Trung Quốc : Tố cáo gián điệp được thưởng 68.000 euro - 10/04/2017 17:56
- Đặc sứ Trung Quốc đến Hàn Quốc để thảo luận về Bắc Triều Tiên - 10/04/2017 17:33
- Việt Nam dọa truy tố những người biểu tình phản đối Formosa - 10/04/2017 17:09
Các tin khác
- Nga và Iran thông báo đẩy mạnh tấn công các tổ chức vũ trang ở Syria - 10/04/2017 02:46
- Khủng bố ở Stockholm : Người dân Thụy Điển tỏ tình đoàn kết - 09/04/2017 19:54
- Chính giới Mỹ phản ứng khác nhau về quyết định tấn công Syria của Donald Trump - 09/04/2017 19:46
- Biển Đông : Trung Quốc « quan ngại » về lệnh đưa quân đến các đảo của Philippines - 09/04/2017 19:37
- Bình Nhưỡng: Vụ Syria khẳng định cần lực lượng răn đe nguyên tử - 09/04/2017 19:17
- Nghị sĩ Mỹ muốn giám sát quyền can thiệp quân sự của tổng thống Trump - 09/04/2017 19:10
- Quốc tế bày tỏ đoàn kết với Thụy Điển sau vụ tấn công khủng bố tại Stockholm - 08/04/2017 18:09
- Bắc Triều Tiên : Hoa Kỳ sẳn sàng « hành động một mình » nếu cần - 08/04/2017 17:16
- Donald Trump nói đã tạo quan hệ cá nhân tốt với Tập Cận bình - 08/04/2017 15:01
- Ngoại trưởng Pháp: Vắng Mỹ thế giới không thể chống lại biến đổi khí hậu - 08/04/2017 04:31