Nghị sĩ Mỹ muốn giám sát quyền can thiệp quân sự của tổng thống Trump
- Chúa Nhật, 09 tháng Tư năm 2017 19:10
- Tác Giả: Anh Vũ
Ảnh minh họa: Quốc Hội Mỹ lúc chuẩn bị cho lễ tuyên thệ của Donald Trump. Ảnh ngày 15/01/2017.
REUTERS/Mike Theiler
Sau quyết định nhanh chóng của Donald Trump cho tấn công căn cứ không quân Syria tối 06/04/2017 vừa qua, nhiều nghị sĩ Mỹ đã lên tiếng yêu cầu từ giờ trở đi, nếu có ý định tuyên chiến hay can thiệp quân sự, tổng thống Trump phải xin phép hoặc ít ra phải thông báo cho Quốc Hội.
Các cuộc tấn công bằng tên lửa hành trình vào căn cứ quân sự của Syria theo lệnh của tổng thống Donald Trump đã làm dấy lên các tranh luận xung quanh quyền lực quân sự của tổng tư lệnh quân đội, tức tổng thống.
Ở Mỹ, quyền hạn này của tổng thống vẫn được hiểu là phải nằm trong khuôn khổ của quyền lập pháp.
Nhiều tiếng nói trong cả phe Cộng Hòa lẫn Dân Chủ đã ủng hộ quyết định hành động của tổng thống Donald Trump. Nhưng cũng không ít các nghị sĩ cho đó là quyết định nóng vội, không mang tính chiến lược và trong một quyết định lớn mang tính chiến lược thì cần phải có sự can dự của Quốc Hội.
Đó có thể là các tham khảo ý kiến, các cuộc điều trần và được phép chính thức sử dụng sức mạnh.
Trên thực tế, nhiều tổng thống Mỹ đã đơn phương ra lệnh mở các chiến dịch quân sự, nhân danh quyền của tổng tư lệnh quân đội đã được Hiến pháp Mỹ quy định.
Từ sau chiến tranh Việt Nam, Quốc Hội Mỹ đã thông qua luật War Powers Resolution để buộc tổng thống phải thông qua Quốc Hội trước khi tiến hành các cuộc can thiệp quân sự kéo dài trên 60 ngày, dưới thời hạn trên thì phải có thông báo trước.
Tuy nhiên, nhiều tổng thống đã làm ngơ trước bộ luật trên. Đó là trường hợp của tổng thống Bill Clinton trong các cuộc chiến ở Bosnia-Herzegovina năm 1995 và Kosovo 1999, và của tổng thống Barack Obama trong cuộc tấn công Libya năm 2011.
Sau vụ tấn công vào Syria hôm thứ Năm, nhiều nghị sĩ của cả hai đảng đã lên tiếng kêu gọi tổng thống Mỹ nên hành động theo luật.
Hầu hết các tổng thống Mỹ trước khi tuyên chiến ở nước ngoài đều thông qua phê chuẩn ở Quốc Hội.
Tin mới
- Pháp: Lần đầu tiên ứng viên cực tả Mélenchon xếp thứ ba trong thăm dò - 10/04/2017 18:51
- Trung Quốc : Tố cáo gián điệp được thưởng 68.000 euro - 10/04/2017 17:56
- Đặc sứ Trung Quốc đến Hàn Quốc để thảo luận về Bắc Triều Tiên - 10/04/2017 17:33
- Việt Nam dọa truy tố những người biểu tình phản đối Formosa - 10/04/2017 17:09
- Biển Đông : TT Philippines xác nhận ý định “củng cố” các cơ sở ở Trường Sa - 10/04/2017 16:47
- Nga và Iran thông báo đẩy mạnh tấn công các tổ chức vũ trang ở Syria - 10/04/2017 02:46
- Khủng bố ở Stockholm : Người dân Thụy Điển tỏ tình đoàn kết - 09/04/2017 19:54
- Chính giới Mỹ phản ứng khác nhau về quyết định tấn công Syria của Donald Trump - 09/04/2017 19:46
- Biển Đông : Trung Quốc « quan ngại » về lệnh đưa quân đến các đảo của Philippines - 09/04/2017 19:37
- Bình Nhưỡng: Vụ Syria khẳng định cần lực lượng răn đe nguyên tử - 09/04/2017 19:17
Các tin khác
- Quốc tế bày tỏ đoàn kết với Thụy Điển sau vụ tấn công khủng bố tại Stockholm - 08/04/2017 18:09
- Bắc Triều Tiên : Hoa Kỳ sẳn sàng « hành động một mình » nếu cần - 08/04/2017 17:16
- Donald Trump nói đã tạo quan hệ cá nhân tốt với Tập Cận bình - 08/04/2017 15:01
- Ngoại trưởng Pháp: Vắng Mỹ thế giới không thể chống lại biến đổi khí hậu - 08/04/2017 04:31
- Mỹ lo ngại Trung Quốc mua công ty năng lượng nguyên tử Westinghouse Electric - 08/04/2017 04:13
- Tái chiếm Deir Ezzor, canh bài sống còn đối với chế độ Syria - 08/04/2017 03:54
- Bầu TT Pháp: Jean-Luc Mélenchon, nhà hùng biện “bất khuất” - 08/04/2017 02:44
- Biển Đông: Ảnh vệ tinh xác nhận việc Trung Quốc đưa tiêm kích đến Hoàng Sa - 07/04/2017 23:19
- Trump hứa sẽ có "quan hệ rất tốt" với Tập Cận Bình - 07/04/2017 23:11
- Tập Cận Bình, Biển Đông và Mar-a-Lago - 07/04/2017 22:42