Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Kế hoạch về « Brexit » của thủ tướng Anh gây bất ngờ

britain-eu-may 2


Thủ tướng Anh Theresa May trình bày các đường hướng «Brexit» tại Bruxelles, ngày 17/01/2017.
REUTERS/Kirsty Wigglesworth

Hôm qua, 17/01/2017, tại Bruxelles, thủ tướng Theresa May đã trình bày kế hoạch đưa nước Anh ra khỏi Liên Hiệp Châu Âu (Brexit).
Những tuyên bố của bà Theresa May gây phản ứng khác nhau từ các lãnh đạo châu Âu.

Thủ tướng Theresa May đã tuyên bố rằng nước Anh sẽ ra khỏi Liên Hiệp Châu Âu một cách « rõ ràng và dứt khoát ».
Theo bà Theresa May, Brexit đồng nghĩa với việc nước Anh ra khỏi thị trường duy nhất. Bà đề ra những ưu tiên cho các cuộc thương lượng sắp tới với Liên Hiệp Châu Âu.

Bà May cũng cho biết là thỏa thuận chung cuộc với Liên Hiệp sẽ được đưa ra biểu quyết ở Quốc hội Anh, trong khi trước đó thủ tướng đã dự trù khởi động tiến trình Brexit từ đây đến cuối tháng 3, mở màn cho hai năm thương lượng.

Tuy vậy, để tránh một sự thay đổi quá đột ngột, thủ tướng Anh đề nghị thực hiện thỏa thuận nói trên theo từng giai đoạn.
Bà May cũng khẳng định nước Anh sẽ vẫn là « người bạn và láng giềng tốt nhất » của Liên Hiệp Châu Âu và « thành công của Liên Hiệp cũng nằm trong lợi ích của nước Anh ».

Các lãnh đạo châu Âu phản ứng thế nào về nhưng tuyên bố của thủ tướng Anh ?

Từ Bruxelles, thông tín viên Pierre Benazet gởi về bài tường trình :

« Thủ tướng Theresa May đã gây bất ngờ khi tuyên bố rằng chính phủ của bà không đòi để cho nước Anh tiếp tục ở lại trong thị trường duy nhất châu Âu.
Cho tới nay, 27 nước thành viên còn lại của Liên Hiệp Châu Âu vẫn nghĩ rằng vì lợi ích kinh tế, nước Anh sẽ tiếp tục nằm trong thị trường duy nhất.

Đây cũng là một « vũ khí » đối với châu Âu để thương lượng với Luân Đôn, có thể buộc thủ tướng Theresa May chấp nhận thỏa hiệp.

Một số lãnh đạo của châu Âu thì tỏ vẻ thất vọng như cựu thủ tướng Thụy Điển Carl Bidlt.
Ông cho rằng bà Theresa May đã chọn một mô hình mà trong đó Liên Hiệp Châu Âu sẽ có quan hệ chặt chẽ với Ukraina hơn là với Anh Quốc.

Về phần chủ tịch Hội Đồng Châu Âu Donald Tusk, ông cho biết cảm thấy buồn, nhưng nhìn thấy trong tuyên bố của thủ tướng Anh nhiều điểm thực tiễn và rõ ràng hơn.

Những lãnh đạo khác thì cố tỏ ra lạc quan như ngoại trưởng Đức Frank-Walter Steinmeier.
Ông bày tỏ sự hài lòng khi nghe bà Therasa May hứa tìm một thỏa thuận có lợi vừa cho nước Anh, vừa cho Liên Hiệp Châu Âu. Phản ứng cũng tương đối tích cực từ phía Ireland.

 Chính phủ này nhìn nhận là có thể sẽ có những khó khăn, nhưng hy vọng sẽ có nhiều cơ hội kinh tế. »

Switch mode views: