Việt Nam, Trung Quốc dịu giọng trên vấn đề Biển Đông
- Thứ Tư, 18 tháng Giêng năm 2017 17:09
- Tác Giả: Thanh Phương
Chủ tịch Tập Cận Bình (T) và tổng bí thư đảng CS Việt Nam Nguyễn Phú Trọng, trong cuộc gặp giới trẻ Việt-Trung, tại Hà Nội, ngày 06/11/2015
AFP
Trong viếng thăm Trung Quốc từ ngày 12 đến 15/01/2017, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng đã được tiếp đón rất long trọng ở Bắc Kinh và đã hội đàm với chủ tịch Tập Cận Bình trong bầu không khí được mô tả là « thân tình, hữu nghị ».
Theo thông cáo chung được công bố sau chuyến viếng thăm Trung Quốc của ông Nguyễn Phú Trọng, lãnh đạo hai nước cũng đã trao đổi « thẳng thắn và chân thành » về các vấn đề trên biển, đặc biệt là về tranh chấp Biển Đông, hồ sơ vẫn gây xáo trộn quan hệ giữa hai nước.
Hai bên cam kết sẽ « kiểm soát tốt các bất đồng trên biển », không có hành động « làm phức tạp, mở rộng tranh chấp ».
Một điểm đáng chú ý khác trong thông cáo chung nói trên, đó là ông Nguyễn Phú Trọng và ông Tập Cận Bình đã đồng ý sẽ « thúc đẩy vững chắc » đàm phán phân định khu vực vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ và « tích cực thúc đẩy » hợp tác cùng phát triển tại vùng biển này.
Cho tới nay, Việt Nam vẫn được xem là quốc gia chống đối mạnh mẽ nhất sự bành trướng của Trung Quốc ở Biển Đông, tranh giành chủ quyền với Bắc Kinh ở Trường Sa và thường xuyên chỉ trích sự kiểm soát của Trung Quốc trên quần đảo Hoàng Sa, chiếm của Việt Nam từ năm 1974.
Năm 2014, vụ giàn khoan Hải Dương 981 đã khiến hai nước suýt đụng độ nhau trên biển.
Nhưng quan hệ giữa Hà Nội và Bắc Kinh trong thời gian gần đây đã được cải thiện. Trước ông Nguyễn Phú Trọng, vào tháng 09/2016, thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc đã đi thăm Bắc Kinh và đã đồng ý với thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường là hai nước phải « kiểm soát tốt bất đồng trên biển ».
Trong bối cảnh tổng thống Mỹ Donald Trump sắp chính thức nhậm chức, có thể kéo theo những thay đổi lớn trong chính sách của Hoa Kỳ về châu Á, Hà Nội buộc phải tái cân bằng quan hệ với Bắc Kinh, không dựa quá nhiều vào Washington, cho nên phải dịu giọng trên vấn đề Biển Đông.
Mặt khác, tổng thống tân cử Mỹ Donald Trump đã báo trước sẽ rút Hoa Kỳ ra khỏi hiệp định tự do mậu dịch Đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP, khiến hiệp định này có nguy cơ bị khai tử, trong khi hiệp định rất quan trọng đối với Việt Nam, quốc gia mà nền kinh tế phụ thuộc rất nhiều vào xuất khẩu.
Đây cũng là lý do khiến Việt Nam phải « xoay trục » phần nào về phía Trung Quốc.
Về phần Trung Quốc, sau phán quyết của Tòa Trọng tài Thường trực vào đầu tháng 7 năm ngoái bác bỏ các đòi hỏi chủ quyền của họ ở Biển Đông, Bắc Kinh cũng buộc phải tìm giải pháp thương lượng với các nước tranh chấp khác, nhất là Việt Nam.
Theo lời ông Denny Roy, nhà nghiên cứu tại cơ quan tư vấn East-West Center của Mỹ, khi tỏ thái độ muốn tìm một giải pháp hòa bình với các nước tranh chấp khác, Bắc Kinh nhắm đến việc giảm thiểu tác hại của phán quyết nói trên.
Cho tới nay, Trung Quốc vẫn chủ trương giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông trên cơ sở song phương hơn là thông qua các cơ chế đa phương như khối ASEAN hoặc tòa án quốc tế.
Khi thỏa thuận với phía Việt Nam là sẽ « tìm kiếm giải pháp cơ bản và lâu dài mà hai bên đều có thể chấp nhận được » cho vấn đề Biển Đông, Bắc Kinh chắc là muốn đẩy Hà Nội đi theo hướng song phương hơn là đa phương.
Tin mới
- WikiLeaks: Hillary tán dương việc để Trung Quốc thôn tính Đài Loan - 18/01/2017 23:53
- Barack Obama giảm án cho cựu « điệp viên » của WikiLeaks - 18/01/2017 20:15
- Kế hoạch về « Brexit » của thủ tướng Anh gây bất ngờ - 18/01/2017 20:08
- Tổng thống Mỹ sắp nhậm chức đạt kỷ lục về bất tín nhiệm - 18/01/2017 19:35
- Pháp đối phó với đợt lạnh giá kéo dài - 18/01/2017 18:53
- Cảnh sát Philippines bắt cóc và sát hại một doanh nhân Hàn Quốc - 18/01/2017 18:33
- Metro Hà Nội : Các công ty Pháp giành được hợp đồng 265 triệu euro - 18/01/2017 18:23
- Lãnh đạo Hồng Kông Lương Chấn Anh tố cáo " ý đồ độc lập " - 18/01/2017 17:35
- Tại Davos, Tập Cận Bình giành ngôi bảo vệ toàn cầu hóa của Mỹ - 18/01/2017 17:28
- Tổng thống Philippines tố cáo Giáo Hội “đạo đức giả” - 18/01/2017 17:18
Các tin khác
- Thượng viện chuẩn thuận các Bộ trưởng được chọn vào nội các mới - 18/01/2017 00:17
- Serbia nhờ Hungary phá băng trên sông Danube - 18/01/2017 00:08
- Bắt ‘trùm’ buôn lậu ma túy người Trung Quốc cùng nhiều súng, đạn - 17/01/2017 20:55
- Máy bay vận tải Thổ Nhĩ Kỳ rớt ở Kyrgyzstan, 37 người chết - 17/01/2017 20:49
- Tổng Thống Tân Cử Trump: “Mọi người đều có bảo hiểm sức khỏe” - 17/01/2017 20:40
- Các nhóm nổi dậy chống Damas quan trọng sẽ tham gia hòa đàm - 17/01/2017 19:13
- Lãnh đạo châu Âu phản ứng mạnh về những tuyên bố của Trump - 17/01/2017 16:50
- Nước Anh bắt đầu tách khỏi Liên Hiệp Châu Âu - 17/01/2017 16:41
- MH370 : Ngưng tìm kiếm máy bay Malaysia mất tích năm 2014 - 17/01/2017 15:43
- Cam Bốt hủy bỏ cuộc tập trận thường niên với Mỹ - 17/01/2017 15:36