Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Hoàng tử William tới Việt Nam để làm gì?

Prince William -Catheine



Hoàng tử William và Công nương Catherine của nước Anh tại một lễ đón ở Canada, ngày 24-

Hoàng tử William của nước Anh sẽ lần đầu tiên tới Việt Nam và với mục đích tham gia chống lại nạn buôn bán động vật hoang dã ở đây.

Theo một thông báo của Điện Kensington, công tước xứ Cambridge sẽ có chuyến thăm chính thức tới Việt Nam trong 2 ngày 16-17 tháng 11 để tham dự một hội nghị quốc tế về buôn bán động vật hoang dã được tổ chức tại Hà Nội.

Chuyến thăm của hoàng tử Anh sẽ diễn ra chỉ vài ngày sau khi Việt Nam tiêu hủy hơn 2 tấn ngà voi và 70kg sừng tê giác.
Theo ghi nhận của Reuters, đây là lần đầu tiên Việt Nam thực hiện việc thiêu hủy công khai quy mô lớn để phát đi thông điệp mạnh mẽ về cuộc chiến chống buôn bán trái phép các sản phẩm động vật bị đe doạ.

Việt Nam bị đánh giá là quốc gia có hoạt động săn bắt, vận chuyển, buôn bán động vật hoang dã bất hợp pháp.
 Quỹ Bảo vệ Động Vật Hoang Dã Thế Giới (WWF) và nhiều tổ chức quốc tế cho rằng Việt Nam là điểm trung chuyển cho các sản phẩm động vật hoang dã sang các quốc gia khác.

Chuyên gia về chống buôn bán lậu động vật hoang dã của WWF ở Việt Nam, Alegria Olmedo, khẳng định điều này với VOA Việt Ngữ:

"Việt Nam được xác định là điểm trung chuyển của khu vực về buôn bán và vận chuyển các sản phẩm động vật hoang dã.
 Sự thiếu thi hành luật pháp ở Việt Nam và ở các khu vực biên giới với các nước khác và sự thiếu hợp tác trong thực thi luật pháp đã cho phép việc buôn bán các động vật sắp tuyệt chủng diễn ra."

Trong khi các quốc gia châu Phi đang chật vật đối phó với nạn săn bắn trộm tê giác do nhu cầu tăng cao về sừng tê giác từ các quốc gia như Việt Nam, thì các tổ chức tội phạm tiếp tục vận chuyển lậu hàng nghìn sừng tê giác vào đây hàng năm.

Theo WWF, Việt Nam là thị trường tiêu thụ bất hợp pháp sừng tê giác lớn nhất thế giới và chính phủ Việt Nam đã không làm gì để chấm dứt cuộc tàn sát các động vật hoang dã.

Theo tổ chức bảo tồn thiên nhiên lớn nhất thế giới, việc Việt Nam không thể đóng cửa các thị trường bất hợp pháp và không thể phá vỡ các mạng lưới vận chuyển lậu cũng như không thể truy tố các tội phạm vận chuyển lậu đã trở thành tâm điểm tại hội nghị quốc tế về vấn đề này được tổ chức ở Johannesburg, Nam Phi, vào tháng trước.

Trang web của WWF đã phát đi một thỉnh nguyện thư kêu gọi chính phủ Việt Nam hành động để cứu tê giác và voi 1 tuần trước khi hội nghị tuần này diễn ra ở Hà Nội.
Ngôi sao tennis của Anh, Andy Murray đã trở thành một trong hơn 163.300 người ký vào thỉnh nguyện thư này.

Theo thống kê của WWF, kể từ năm 2007 Nam Phi đã mất đi gần 6.000 con tê giác do bị săn bắn trộm.
 Các cuộc khảo sát khác cho thấy mỗi năm khoảng 1.300 con tê giác bị giết để lấy sừng so với con số 100 vào năm 2008. Bà Olmedo cho biết:

"Việt Nam cũng là nơi tiêu thụ nhiều loại động vật quý hiếm mà chủ yếu cho mục đích chữa trị đông y và làm thức ăn.
Những nghiên cứu gần đây – gần đây nhất là năm ngoái – cho thấy Việt Nam tiếp nhận các container chở sản phẩm động vật quý hiếm sống để chế biến và bán cho người dân địa phương và khách du lịch Trung Quốc để buôn lậu ra bên ngoài biên giới."

Trong 1 thông cáo của WWF, Phó Chủ tịch của tổ chức này, Ginette Hemley, đã chỉ trích hồ sơ thực thi luật pháp kém của Việt Nam và cho rằng việc chấm dứt buôn bán bất hợp pháp sừng tê giác và giúp cứu những con tê giác châu Phi không phải là một ưu tiên của chính phủ Việt Nam.

Nhu cầu tiêu thụ sừng tê giác tăng cao ở Việt Nam xuất phát từ việc dùng nó trong chữa trị bệnh đông y và loại sừng này được coi là “thần dược” đặc biệt đối với bệnh ung thư.

Cũng như ở Trung Quốc, sừng tê giác là nguyên liệu quý trong các bài thuốc đông y cổ truyền. Các giới chức Mỹ cho rằng nhu cầu sừng tê giác từ Trung Quốc và Việt Nam là nguyên nhân chính cho sự biến mất nhanh chóng của tê giác ở châu Phi.

Theo bà Olmedo của WWF, đã có các chiến dịch ở Việt Nam để đưa ra thông điệp rằng sừng tê giác không thể chữa được bệnh ung thư. WWF hy vọng hội nghị sắp diễn ra tại Hà Nội sẽ là nơi để chính phủ Việt Nam cam kết hành động. Bà Olmedo nói:

"Đối với quốc gia như Việt Nam nơi có thị trường cho các hợp pháp sản phẩm động vật hoang dã, điều đó có nghĩa là phải có những biện pháp để làm giảm thiểu nhu cầu bao gồm việc củng cố khung pháp lý và thực thi pháp luật để đóng cửa thị trường tiêu thụ và buôn bán trái phép các sản phẩm này.
Chúng tôi hy vọng Việt Nam sẽ làm tất cả những điều này để đóng cửa thị trường đó."

Theo chi tiết về chuyến thăm 2 ngày của hoàng tử William từ Điện Kensington, sẽ gặp gỡ cộng đồng y học gia truyền và các nhà lãnh đạo chính trị ở Việt Nam trong 2 ngày tới.

Hoàng tử William là Chủ tịch của United of Wildlife – một dự án liên hiệp giữa 7 tổ chức bảo vệ động vật hoang dã lớn nhất thế giới dưới sự chủ trì của Quỹ Từ thiện Hoàng Gia Anh.

 Bà Almedo nói có thể hoàng tử nước Anh sẽ muốn nhấn mạnh tới việc thảo luận những bằng chứng khoa học về sự vô tác dụng trong việc dùng động vật hoang dã sắp tuyệt chủng cho mục đích chữa bệnh.

Switch mode views: