Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Đức : Một du khách Trung Quốc bị đưa nhầm vào trại tị nạn

Friedland

Một điểm đón tiếp người tị nạn tại Friedland, Đức. Ảnh chụp ngày 04/04/2016.
REUTERS/Kai Pfaffenbach

Chuyện khó tin nhưng có thật. Vừa qua, một người Trung Quốc đi du lịch châu Âu bị mất giấy tờ tùy thân và do không biết tiếng, người này lại đến cơ quan xin tị nạn tại Đức, rồi bị giữ trong trại đón tiếp gần hai tuần.  

Từ Berlin, thông tín viên RFI Pascal Thibaut tường thuật vụ việc trớ trêu này :

Vị du khách Trung Quốc đi một mình này đã không tính tới tình huống trớ trêu khi đi du lịch châu Âu.

Lúc tới nơi, anh ta đã hiểu được mức độ hiệu quả ghê gớm của bộ máy hành chính quan liêu Đức và trong vòng 12 ngày, anh ta đã tranh thủ có được chỗ ở không mất tiền cho dù tiện nghi khá sơ sài.

Số là vị du khách Trung Quốc không nói được tiếng Đức, tiếng Anh và bị mất toàn bộ giấy tờ tùy thân.
Vì những lý do chưa rõ, anh ta không đến báo cảnh sát mà lại có mặt tại một bộ phận của tòa thị chính Heidelberg .Ở đây, người ta ảo anh ta ký vào đơn xin tị nạn.

Theo lời kể của người phụ trách Hội Chữ Thập Đỏ, quản lý khu nhà đón tiếp người tị nạn ở Dormund, nơi vị du khách này được đưa đến, thì anh ta đã rơi vào một ma trận không có lối thoát.
Nếu là những người khác thì có lẽ họ sẽ làm ầm ĩ lên, nhưng vị du khách Trung Quốc lại tỏ ra rất bình tĩnh và lịch sự.

Vài ngày sau, người phụ trách khu nhà đón tiếp tị nạn nhận thấy là vị du khách Trung Quốc không giống ai cả.
Trên điện thoại di động, phần mềm dịch từ tiếng Quan thoại sang tiếng Đức có câu : "tôi muốn đi bộ ra nước ngoài".
Tức là vị du khách muốn nói : "tôi muốn tiếp tục đi du lịch ở Pháp và Ý".

Việc thẩm tra thông tin trở nên quá phức tạp bởi vì thị thực nhập cảnh của vị du khách lại không được đưa vào đúng hồ sơ.
Cuối cùng thì người không hề muốn xin tị nạn này đã có thể tiếp tục hành trình du lịch mà không hề phàn nàn gì và chỉ nói có một câu : "trước đây, tôi đã mường tượng ra một châu Âu khác".

Switch mode views: