Canada kêu gọi các bên tôn trọng phán quyết Biển Đông
- Thứ Sáu, 22 tháng Bảy năm 2016 16:09
- Tác Giả: Thụy My
Ngoại trưởng Canada Stéphane Dion kêu gọi các bên tôn trọng phán quyết Biển Đông.
REUTERS/Joshua Roberts
Canada hôm 21/07/2016 đã tỏ thái độ trong hồ sơ tranh chấp Biển Đông, khi kêu gọi tất cả các bên liên quan tuân thủ phán quyết của Tòa Án Trọng Tài Thường Trực (PCA) La Haye.
Cho dù không nêu đích danh, nhưng rõ ràng nhằm hướng đến Trung Quốc, nước đang giận dữ vì tòa án cho rằng yêu sách "đường lưỡi bò" là bất hợp pháp.
Thông cáo của ngoại trưởng Canada, Stéphane Dion cho biết : « Canada tin rằng cần phải tuân thủ phán quyết, cho dù có đồng ý hay không.
Các bên liên quan nên nắm lấy cơ hội này như một bước đệm để tiếp tục nỗ lực giải quyết tranh chấp một cách ôn hòa, phù hợp với luật pháp quốc tế ».
Ông bày tỏ : « Chúng tôi quan ngại sâu sắc vì căng thẳng trong khu vực đã leo thang trong những năm gần đây. Điều cốt yếu là tất cả các nước trong khu vực nên kềm chế . Tất cả các bên đòi hỏi chủ quyền không nên đào đắp, quân sự hóa và những hành động khác có thể phá hoại an ninh và ổn định khu vực. Cũng nên tránh các hành vi gây nguy hiểm cho tự do hàng hải và hàng không, an ninh hàng hải và thương mại quốc tế ».
Ngoại trưởng Canada nhấn mạnh : « Chúng tôi kêu gọi tất cả các bên tái lập lòng tin, thông qua việc thực hiện đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố về ứng xử tại Biển Đông (DOC), nhanh chóng đàm phán về Quy tắc ứng xử (COC) mang tính ràng buộc ».
Tờ báo The Canadian Press cho biết thêm, bộ trưởng Quốc phòng Harjit Sajjan cũng nói rằng, Canada không đứng về bên nào trong tranh chấp.
Nhưng chuyên gia Fen Hampson nhận định :
« Đây là một thông điệp cho Trung Quốc mà không nêu tên Trung Quốc - được viết bằng ngôn ngữ ngoại giao nhưng không hề nhập nhằng ».
Theo The Canadian Press, vấn đề Biển Đông có thể ảnh hưởng đến quan hệ giữa Ottawa và Bắc Kinh, trong lúc Canada đang muốn tăng cường quan hệ kinh tế và chính trị với Trung Quốc.
Thủ tướng Canada Justin Trudeau sẽ đến Trung Quốc dự hội nghị thượng đỉnh G20 vào mùa hè này, sau khi đã thúc đẩy lại quan hệ trong cuộc tiếp xúc đầu tiên với ông Tập Cận Bình.
Nhưng quyết định mới đây của Canada ủng hộ đồng minh Nhật Bản trong nhóm G7 về tranh chấp trên biển, cũng như bất đồng với Bắc Kinh về nhân quyền, sẽ làm phức tạp thêm vấn đề.
Tin mới
- Slovenia, ‘quê hương thương ghét’ của Melania Trump - 23/07/2016 23:20
- Đơn xin vào cảnh sát Dallas tăng vọt sau vụ 5 cảnh sát bị giết - 23/07/2016 23:09
- Mười một nghề ở Mỹ có lương trên $100,000 mỗi năm - 23/07/2016 22:48
- Pháp tăng cường pháo binh cho Irak chống Daech - 23/07/2016 22:05
- Cố vấn an ninh của tổng thống Mỹ đến Trung Quốc - 23/07/2016 18:36
- Quân khu miền Nam Trung Quốc phô trương vũ khí mới - 23/07/2016 18:30
- Syria: Lực lượng chống thánh chiến ra tối hậu thư cho Daech tại Minbej - 22/07/2016 23:16
- “Nhà nổi” trên sông Seine, sở thích đắt tiền của người Paris lãng du - 22/07/2016 20:15
- Trung Quốc khởi tố trưởng thôn Ô Khảm với cáo buộc tham nhũng - 22/07/2016 16:41
- Philippines : Cựu tổng thống Gloria Arroyo được trả tự do - 22/07/2016 16:18
Các tin khác
- Trung Quốc rút tên lửa HQ-9 khỏi Hoàng Sa - 22/07/2016 15:31
- Libya : Chính phủ đoàn kết dân tộc tố cáo Pháp vi phạm lãnh thổ - 21/07/2016 19:31
- Khủng bố tại Nice : Tìm thấy một khẩu Kalachnikov trong một căn hầm - 21/07/2016 19:24
- Quốc hội Pháp triển hạn tình trạng khẩn cấp thêm 6 tháng - 21/07/2016 19:07
- Chính quyền Thái Lan gia tăng trấn áp truyền thông trước ngày trưng cầu dân ý - 21/07/2016 15:34
- Hơn 100 người Hồi giáo Tân Cương gia nhập IS do Bắc Kinh đàn áp - 21/07/2016 15:08
- Việt Nam cấm nhập cảnh 12 người Bắc Triều Tiên thuộc danh sách đen của LHQ - 21/07/2016 14:48
- Trung Quốc thúc đẩy du lịch đến Biển Đông - 21/07/2016 14:40
- Thổ Nhĩ Kỳ ban hành tình trạng khẩn cấp trong ba tháng - 21/07/2016 02:29
- Trung Quốc tuyên bố ủng hộ cuộc chiến chống ma túy của Philippines - 20/07/2016 19:20