Thổ Nhĩ Kỳ vừa thanh trừng vừa trấn an dư luận quốc tế
- Thứ Ba, 19 tháng Bảy năm 2016 20:35
- Tác Giả: Thùy Dương
Tăng cường an ninh trước Tòa án tại Ankara, Thổ Nhĩ Kỳ. (Ảnh chụp ngày 18/07/16)
ADEM ALTAN / AFP
Ngày 18/07/2016, chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ vẫn tăng cường thanh trừng sau vụ đảo chính bất thành chống lại tổng thống Erdogan.
Ankara đã cách chức vài ngàn cảnh sát nhưng cũng hứa tôn trọng luật pháp để trấn an các đối tác quốc tế hiện đang lo lắng về việc Thổ Nhĩ Kỳ đi chệch đường trong cuộc trấn áp này.
Tổng cộng 7.543 quân nhân và thẩm phán bị tạm giữ, gần 9.000 cảnh sát, hiến binh và viên chức bị cách chức.
Trong danh sách những người bị tạm giữ còn có 103 viên tướng và đô đốc hải quân, trong đó có hai người cầm bị nghi ngờ là đầu âm mưu đảo chính.
Rất cứng rắn, tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ đã hứa sẽ loại trừ “ virus ” phiến loạn.
Theo một nhà chức trách Thổ Nhĩ Kỳ, trong số các quân nhân bị bắt có hai phi công đã tham gia vào vụ bắn hạ máy bay ném bom Nga ở biên giới Thổ Nhĩ Kỳ vào tháng 11/2015.
Cuộc đảo chính đã làm ít nhất 308 người thiệt mạng trong đó có100 người thuộc phe đảo chính.
Sau cuộc họp Hội đồng bộ trưởng, thủ tướng Yildirim đã nói rõ ràng là những người đảo chính sẽ phải giải thích về mỗi giọt máu đã đổ.
Tuy nhiên, khi châu Âu và Mỹ nhóm họp ở Bruxelles để yêu cầu chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ không trở nên quá độc đoán, tổng thống Erdogan khẳng định là cuộc thanh trừng sẽ diễn ra trong khuôn khổ luật pháp.
Sau cuộc họp với những người đồng cấp châu Âu, ngoại trưởng Mỹ đã kêu gọi chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ giữ bình tĩnh và sự ổn định của đất nước và tôn trọng thiết chế dân chủ và Nhà nước pháp quyền.
Các chuyên gia của Hội Đồng Châu Âu đã lên án vụ bắt giữ hàng loạt các thẩm phán. Người đứng đầu nhóm này đã tuyên bố: “ Bắt giữ và cách chức hàng loạt thẩm phán không phải biện pháp có thể chấp nhận để khôi phục nền dân chủ ”.
Liên Hiệp Quốc khẳng định việc “ tôn trọng các quyền cơ bản ” như “ tự do ngôn luận ” và tổ chức “ các phiên tòa theo luật định ” là điều cốt lõi để giữ gìn dân chủ ở Thổ Nhĩ Kỳ.
Còn đại sứ Thổ Nhĩ Kỳ tại Liên Hiệp Quốc thì nói với báo chí là Ankara hy vọng nhận được sự hộ của cộng đồng quốc tế chứ không phải các lời khuyên hay chỉ trích.
Theo tin giờ chót, thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Yildirim khẳng định là chính phủ nước này đã yêu cầu Mỹ dẫn độ nhà thuyết giáo Fethullah Gülen về Thổ Nhĩ Kỳ.
Ông này bị cáo buộc có liên quan tới âm mưu đảo chính vừa qua.
Tin mới
- Hơn 100 người Hồi giáo Tân Cương gia nhập IS do Bắc Kinh đàn áp - 21/07/2016 15:08
- Việt Nam cấm nhập cảnh 12 người Bắc Triều Tiên thuộc danh sách đen của LHQ - 21/07/2016 14:48
- Trung Quốc thúc đẩy du lịch đến Biển Đông - 21/07/2016 14:40
- Thổ Nhĩ Kỳ ban hành tình trạng khẩn cấp trong ba tháng - 21/07/2016 02:29
- Trung Quốc tuyên bố ủng hộ cuộc chiến chống ma túy của Philippines - 20/07/2016 19:20
- Không quân Úc : Vẫn tuần tra Biển Đông bất chấp đe dọa từ Trung Quốc - 20/07/2016 18:25
- Biển Đông : Dân biểu và ngư dân Đài Loan ra đảo Ba Bình - 20/07/2016 18:06
- Biểu tình chống Mỹ tại Trung Quốc do phán quyết về Biển Đông - 20/07/2016 12:56
- CIO xét khả năng loại Nga khỏi Thế vận hội Rio - 19/07/2016 20:50
- Syria: Liên minh oanh kích cứ địa Daech, 21 thường dân thiệt mạng - 19/07/2016 20:42
Các tin khác
- Khủng bố : Pháp chuẩn bị triển hạn tình trạng khẩn cấp - 19/07/2016 20:02
- Biển Đông: Đài Loan kêu gọi đàm phán đa phương - 19/07/2016 18:27
- Biển Đông : Miến Điện kêu gọi tôn trọng phán quyết của tòa án La Haye - 19/07/2016 18:20
- Bắc Triều Tiên lại phóng tên lửa đạn đạo - 19/07/2016 14:55
- Sau phán quyết về Biển Đông, tranh giành nguồn cá gay gắt hơn - 19/07/2016 14:48
- Khủng bố : Du khách Việt Nam "ngại" đến Pháp - 19/07/2016 14:37
- Trung Quốc tuyên bố tiếp tục xây dựng ở Biển Đông - 19/07/2016 14:31
- Mỹ không cho tướng Thổ Nhĩ Kỳ tị nạn - 19/07/2016 03:09
- TT Duterte: Không có nhân quyền cho giới buôn ma túy - 18/07/2016 22:54
- Thổ Nhĩ Kỳ : Erdogan tiếp tục chiến dịch thanh trừng sau cuộc đảo chính bất thành - 18/07/2016 18:54