Sau phán quyết về Biển Đông, tranh giành nguồn cá gay gắt hơn
- Thứ Ba, 19 tháng Bảy năm 2016 14:48
- Tác Giả: Thanh Phương
Ngư dân trên đảo Hải Nam, Trung Quốc. Ảnh ngày 14/09/2014.
Reuters
Trong phán quyết đưa ra ngày 12/07/2016, Tòa Trọng Tài Thường Trực cho rằng không có cơ sở pháp lý nào cho việc Trung Quốc khẳng định “ quyền lịch sử ” đối với các nguồn tài nguyên tại những vùng biển nằm trong đường 9 đoạn, còn gọi là đường lưỡi bò, ở Biển Đông.
Một trong những nguồn tài nguyên chủ yếu ở Biển Đông chính là cá. Cho nên phán quyết nói trên có ảnh hưởng to lớn đến ngành ngư nghiệp của các nước trong vùng, đặc biệt là những nước có tranh chấp chủ quyền Biển Đông.
Đó là nhận định của tờ The Wall Street Journal trong một bài viết đăng trên mạng ngày, 19/07/2016.
Theo các chuyên gia, trong ngắn hạn, phán quyết của Tòa Trọng Tài sẽ dẫn đến việc gia tăng đánh bắt cá ở Biển Đông.
Những nước tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc sẽ dựa theo phán quyết để đẩy mạnh khai thác các nguồn tài nguyên biển.
Còn Trung Quốc, một mặt bác bỏ phán quyết, mặt khác cũng có thể gia tăng đánh bắt cá như là một cách để tái khẳng định những đòi hỏi chủ quyền của Bắc Kinh.
Việc các nước gia tăng đánh bắt cá sẽ là một điều đáng quan ngại cho ngành ngư nghiệp, trong bối cảnh ngày càng có nhiều người lên tiếng báo động là nguồn cá ở vùng Biển Đông đang trên đà suy giảm mạnh.
Các nhà nghiên cứu ở trường Đại học British Colombia thẩm định lượng cá xuất khẩu ở Biển Đông từ khoảng 11% thập niên 1980 đã tăng lên thành 27% tổng lượng cá xuất khẩu toàn cầu vào năm 2011.
Nghiên cứu này cũng cho thấy là nguồn cá ở Biển Đông trong vòng 20 năm tới có thể sẽ giảm mất đến 59%, nếu chính phủ các nước trong vùng không có biện pháp để ngăn chận tình trạng đánh bắt quá mức.
Tuy nhiên, phán quyết ngày 12/07/2016 cũng sẽ có một tác động tích cực, là cơ sở pháp lý rõ ràng để các bên dựa trên đó mà thương lượng về cách thức chia sẻ nguồn hải sản ở Biển Đông, thay vì cứ tiếp tục xâm phạm các vùng đặc quyền kinh tế của nhau.
Vấn đề là hiện nay, các nước trong vùng, đặc biệt là Trung Quốc, vẫn dùng các đội tàu cá như là một phương tiện để khẳng định chủ quyền trên các bãi cạn, các đá và các thực thể khác trên biển.
Bắc Kinh còn khuyến khích ngư dân đi ngày càng nhiều vào các vùng biển đang tranh chấp, thậm chí tài trợ cho ngư dân mua tàu mới hoặc trang bị cho tàu những thiết bị tối tân hơn để trấn giữ các vùng đánh cá.
Đội tàu cá vừa đông đảo vừa hiện đại của Trung Quốc ngày càng áp đảo đội tàu cá của Việt Nam, Philippines hay Malaysia…
Hà Nội thường xuyên tố cáo tàu tuần duyên hoặc tàu cá Trung Quốc đâm chìm tàu cá của ngư dân Việt Nam, vụ mới nhất xảy ra ngày 09/07/2016, tức là chỉ vài ngày trước khi Tòa Trọng Tài Thường Trực ra phán quyết về vụ kiện Biển Đông.
Ngay cả Indonesia, tuy không có tranh chấp chủ quyền Biển Đông với Trung Quốc, cũng lo ngại vì thấy đội tàu cá của các nước tranh chấp đi vào đánh cá trái phép trong vùng biển của họ.
Cho tới nay, Jakarta đã bắt giữ và cho nổ phá hàng trăm tàu cá nước ngoài, mà đa số dĩ nhiên là tàu cá Trung Quốc, bị xem là đánh bắt trái phép trong vùng biển của Indonesia.
Tin mới
- Không quân Úc : Vẫn tuần tra Biển Đông bất chấp đe dọa từ Trung Quốc - 20/07/2016 18:25
- Biển Đông : Dân biểu và ngư dân Đài Loan ra đảo Ba Bình - 20/07/2016 18:06
- Biểu tình chống Mỹ tại Trung Quốc do phán quyết về Biển Đông - 20/07/2016 12:56
- CIO xét khả năng loại Nga khỏi Thế vận hội Rio - 19/07/2016 20:50
- Syria: Liên minh oanh kích cứ địa Daech, 21 thường dân thiệt mạng - 19/07/2016 20:42
- Thổ Nhĩ Kỳ vừa thanh trừng vừa trấn an dư luận quốc tế - 19/07/2016 20:35
- Khủng bố : Pháp chuẩn bị triển hạn tình trạng khẩn cấp - 19/07/2016 20:02
- Biển Đông: Đài Loan kêu gọi đàm phán đa phương - 19/07/2016 18:27
- Biển Đông : Miến Điện kêu gọi tôn trọng phán quyết của tòa án La Haye - 19/07/2016 18:20
- Bắc Triều Tiên lại phóng tên lửa đạn đạo - 19/07/2016 14:55
Các tin khác
- Khủng bố : Du khách Việt Nam "ngại" đến Pháp - 19/07/2016 14:37
- Trung Quốc tuyên bố tiếp tục xây dựng ở Biển Đông - 19/07/2016 14:31
- Mỹ không cho tướng Thổ Nhĩ Kỳ tị nạn - 19/07/2016 03:09
- TT Duterte: Không có nhân quyền cho giới buôn ma túy - 18/07/2016 22:54
- Thổ Nhĩ Kỳ : Erdogan tiếp tục chiến dịch thanh trừng sau cuộc đảo chính bất thành - 18/07/2016 18:54
- Lực lượng an ninh có thể ngăn được vụ khủng bố ở Nice? - 18/07/2016 17:27
- Toàn nước Pháp mặc niệm các nạn nhân vụ khủng bố ở Nice - 18/07/2016 16:46
- Hà Nội tố cáo Bắc Kinh bóp méo phát biểu của thủ tướng Việt Nam - 18/07/2016 16:36
- Gần một nửa cư dân Hồng Kông muốn bỏ xứ ra đi vì Trung Quốc - 18/07/2016 16:19
- Trung Quốc phong tỏa một phần Biển Đông để tập trận - 18/07/2016 16:00