Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Liên minh Clinton-Sanders quyết chiếm Tòa Bạch Ốc

clinton-sanders

Ông cười thật to, bà cũng cười thật tươi. Ông đây là Thượng Nghị Sĩ Bernie Sanders, từng có thời được xem là hiện tượng chính trị của cuộc vận động sơ bộ của đảng Dân Chủ.

Bà đây là bà Cựu Ngại Trưởng Hillary Clinton, người đang nuôi hy vọng trở thành nữ tổng thống đầu tiên của nước Mỹ.

Chỉ vài tháng trước đây, hai nhân vật có tên nêu trên “ghét nhau chẳng khác gì chó với mèo”, quan sát viên Mitch Miller của đảng bộ Dân Chủ New York chia sẻ trên trang mạng xã hội, “ngày hôm nay, họ đứng bên cạnh nhau, cười cười nói nói, trong chẳng khác gì hai người bạn thân thiết”.

Ông Miller viết tiếp “hình ảnh tôi chú ý nhất là cảnh ông Sanders chìa tay với ý muốn bắt tay bà Clinton, nhưng bà Cựu Ngoại Trưởng nhất định phải ôm hôn đối thủ cho bằng được”.

Hình ảnh đó “chứng tỏ 2 bên gác tất cả mọi chuyện lại, ông Sanders và bà Clinton đồng ý xóa bỏ mọi bất đồng để làm việc chung với nhau vì cả 2 có cùng một mục tiêu: nhất quyết không trao chìa khóa mở cửa Tòa Bạch Ốc cho đảng Cộng Hòa”.
Bất đồng đó được chính ông Sanders nói đến trong bài phát biểu giới thiệu người từng là đối thủ chính trị của ông.

 “Tôi chẳng cần giấu diếm vì các bạn đều biết giữa tôi và bà Clinton có nhiều điểm khác biệt với nhau (về chính sách)” nhưng “trách nhiệm của chúng ta bây giờ là phải đạt được mục tiêu đảng Dân Chủ nắm đa số ở Thượng Viện, nắm đa số ở Hạ Viện, và bà Hillary Clinton là tân tổng thống Hoa Kỳ, tôi sẽ làm tất cả những gì để chúng ta đạt được những mục tiêu đó”.

Không ngừng ở đó, vị nghị sĩ đại diện cho tiểu bang Vermont nói thật to “bà Clinton sẽ là một vị tổng thống tài ba, chúng ta cần bà Clinton để thực hiện chính sách tiến bộ, công bằng xã hội, mà chúng ta đã đặt ra ngay từ ngày đầu (khi tôi loan báo tin sẽ ra tranh cử tổng thống)”, nhắc lại “phần tôi, tôi hứa sẽ làm tất cả những gì để chúng ta đạt được mục tiêu đó”.

Về phần bà Clinton, lời cam kết ủng hộ mà bà nhận được từ Thượng Nghị Sĩ Sanders giúp bà thêm tin tưởng sẽ thành công.

“Chúng ta cùng làm việc chung với nhau để đánh bại (ứng cử viên Cộng Hòa) Donald Trump” nhân mạnh ở điểm sự ủng hộ của ông Sanders “giúp chúng ta trở thành (một tập thể) mạnh hơn”.

 Sức mạnh chính trị đó, bà Clinton nói tiếp “nhờ vào Thượng Nghị Sĩ Sanders, người đã lôi kéo được dân chúng tham gia vào sinh hoạt chính trường, người đã kích động, nâng tinh thần của một thế hệ trẻ bao gồm những người hết lòng quan tâm đến đất nước”, trước khi kết thúc bằng lời cám ơn dành cho “những người có mặt tại đây và những người có mặt ở khắp mọi nơi, những người đã dồn kết tâm trí cho cuộc vận động của Thượng Nghị Sĩ Sanders”.

Những điều bà Clinton trình bày trong buổi xuất hiện chung với ông Sanders ở thành phố Portsmouth, tiểu bang New Hampshire ngày hôm qua (thứ Ba 12 tháng Bảy 2016) “chứng tỏ bà Cựu Ngoại Trưởng là một chính trị gia lão luyện, đồng thời lời cám ơn của bà Clinton cũng cho thấy mối lo của bà Clinton là làm sao thu hút được lực lượng cử tri 13 triệu người từng ủng hộ ông Sanders bỏ phiếu cho mình”, theo nhận xét của chiến lược gia Steven Holbrook, từng giúp tranh cử cho ứng cử viên độc lập Ross Perot.

“Bà Clinton biết rõ là khó thắng ông Trump, vì trong thời gian vận động vòng sơ bộ, rõ ràng bà không được sự ủng hộ của tập thể trẻ và tập thể cử tri độc lập, là những lực lượng hết lòng với ông Bernie Sanders.

Ngay cả lực lượng cử tri Hispanic được xem là rất quý mến gia đình Clinton cũng chia làm 2 khối: khối lớn tuổi vẫn hết lòng với bà Clinton, nhưng khối trẻ năng nổ thì họ lại nghiêng về phía ông Sanders”.

Với bà Martha Johnston, một thành viên nồng cốt của đảng bộ Dân Chủ New Mexico, “sự kiện ông Sanders đứng bên cạnh, lên tiếng ủng hộ bà Clinton là điều chúng tôi trông chờ đã lâu” vì “đó là dấu hiệu đoàn kết mà ông tỷ phú Trump bên đảng Cộng Hòa chưa có được”.

Qua điện thoại, bà Johnston nhìn nhận “từng có lúc chúng tôi e rằng ông Sanders sẽ ra tranh cử với tư cách độc lập hay ra tranh cử với tư cách đại diện cho Green Patry, hoặc ông sẽ không tuyên bố ủng hộ bà Clinton, tất cả những điều đó chỉ có lợi cho đảng Cộng Hòa, đó là điều chẳng cử tri Dân Chủ nào muốn thấy”.

Bà dứt câu chuyện với giọng tự tin “cuối cùng, chúng tôi đã có đoàn kết, cử tri ủng hộ ông Sanders sẽ bỏ phiếu ủng hộ bà Clinton”, dự đoán “với sự tiếp tay của Thượng Nghị Sĩ Sanders, bà Clinton sẽ thắng ở những tiểu bang cần phải thắng như New Hampshire, Michigan và Wisconsin”.

“Có lẽ chuyện không đơn giản như thế”, cô Sheila Todd, một sinh viên cư ngụ ở thủ đô Washington D.C. nói khi được hỏi có dành lá phiếu cho bà Clinton hay không.

 “Tôi và bạn bè ủng hộ ông Sanders vì không ưa bà Clinton, không thích các chính trị gia bề thế, thân thiết với nhóm tư bản. Chúng tôi muốn một xã hội công bằng hơn, người lãnh đạo biết lo cho dân hơn, vì vậy chúng tôi mới ủng hộ ông Sanders”.

Bây giờ không có ông Sanders, “chưa chắc tôi đã đi bầu, vì tôi không ưa bà Clinton, cũng chẳng muốn thấy ông Trump làm tổng thống”. Khi được hỏi nghĩ sao nếu sự vắng mặt của cô trong ngày bầu cử sẽ làm lợi cho ông Trump của đảng Cộng Hòa, cô Sheila Todd trả lời với giọng lạnh lùng “tôi ủng hộ ông Sanders, không có ông Sanders thì tôi sẽ không ủng hộ ai cả.

Tôi là người theo đảng Dân Chủ, nhưng đảng Dân Chủ của tôi là đảng ủng hộ lập trường của ông Sanders, chứ không phải là đảng có lập trường của bà Clinton”.

Một sinh viên khác, anh Calvin Murphy, lại cho rằng đáng lẽ ông Sanders phải tuyên bố ủng hộ bà Clinton sớm hơn “tránh kéo dài chuyện lủng củng nội bộ của đảng Dân Chủ”.
Dù vậy, anh sinh viên sẽ ra trường vào cuối hè năm nay bảo thêm “bà Clinton quả đúng là người may mắn vì bên đảng Cộng Hòa chọn ông Trump, nếu họ chọn người khác thì bà ta đã thua rồi, bất kể có được ông Sanders ủng hộ hay không”.

Switch mode views: