Biển Đông : Quốc tế gây sức ép buộc Trung Quốc tôn trọng phán quyết
- Thứ Tư, 13 tháng Bảy năm 2016 19:06
- Tác Giả: RFI
Phát ngôn viên ngoại giao Mỹ John Kyrby, trong một cuộc họp báo tại Washington DC ngày 01/07/2016.
Ảnh : State TV/via Reuters
Hôm qua, 12/07/2016, Hoa Kỳ đã tuyên bố ủng hộ các phán quyết của Tòa Trọng Tài Thường Trực.
Theo AFP, phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Mỹ, John Kirby, nhấn mạnh rằng Trung Quốc đã ký Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển, do vậy phải chấp nhận các phán quyết của Tòa.
Đây là quyết định chung thẩm và về mặt pháp lý, mang tính ràng buộc với Trung Quốc, cũng như với Philippines.
Washington đồng thời kêu gọi các bên tránh có những tuyên bố hoặc hành động khiêu khích.
Trong khi đó, tổng thư ký Liên Hiệp Quốc, Ban Ki-moon, kêu gọi tất cả các bên giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông « một cách hòa bình và hữu nghị thông qua đối thoại và phù hợp với luật pháp quốc tế ».
Lãnh đạo Liên Hiệp Quốc cũng nhấn mạnh là cần tránh các hành động có thể gây ra căng thẳng.
Chính quyền Úc thì nói thẳng là việc không tuân thủ phán quyết của Tòa sẽ làm cho hình ảnh của Trung Quốc bị hoen ố vào lúc nước này muốn đóng vai trò lãnh đạo trên thế giới và khu vực. Canberra cho rằng Bắc Kinh cần có quan hệ hữu nghị với các nước láng giềng.
Singapore cũng lên tiếng. Trong thông cáo được công bố hôm qua, bộ Ngoại Giao Singapore ghi nhận các phán quyết của Tòa và sẽ nghiên cứu, đánh giá những tác động đối với nước này.
Singapore không có tranh chấp ở Biển Đông và không đứng về bên nào và kêu gọi giải quyết tranh chấp phù hợp với những nguyên tắc của luật pháp quốc tế đã được công nhận một cách rộng rãi, bao gồm cả Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển.
Về phần mình, sau khi Tòa ra phán quyết, Indonesia thông báo sẽ nhanh chóng tăng cường các biện pháp bảo đảm an ninh cho các đảo thuộc chủ quyền của nước này tại Biển Đông.
Bộ trưởng Quốc Phòng Indonesia Ryamizad Ryacudu nói với AFP là Jakarka sẽ đẩy nhanh tiến độ bảo vệ quần đảo Natuna qua việc điều động tàu chiến, tiêm kích F-16, tên lửa phòng không, máy bay không người lái và lập một trạm radar.
Các công việc này đã được tiến hành trong những tháng gần đây và sẽ được hoàn tất trong khoảng một năm.
Ngoài các phương tiện quốc phòng, Indonesia sẽ đưa một lực lượng đặc nhiệm của không quân và hải quân, cũng như một tiểu đoàn tới bảo vệ Natuna.
Tin mới
- Khủng bố tại Nice: Cả thế giới lên án - 15/07/2016 16:40
- EU tìm cách chấm dứt tình trạng người tị nạn chọn nơi định cư - 14/07/2016 23:48
- Đài Loan: Tin tặc chôm $2 triệu tiền mặt từ máy ATM - 14/07/2016 23:41
- Quốc khánh: Pháp đề cao sức mạnh quân đội và đoàn kết quốc gia - 14/07/2016 22:20
- Trung-Đài đồng thuận : bác bỏ phán quyết của Tòa Trọng Tài về Biển Đông - 14/07/2016 20:47
- Biển Đông : Trung Quốc đe dọa « đáp trả kiên quyết » nếu bị khiêu khích - 14/07/2016 20:13
- Cựu đô đốc Mỹ : Cần bảo vệ Scarborough của Philippines - 14/07/2016 18:45
- Liên minh Clinton-Sanders quyết chiếm Tòa Bạch Ốc - 13/07/2016 22:45
- Nữ lực sĩ Nga duy nhất tham dự Thế Vận Hội bị gán tội ‘phản quốc’ - 13/07/2016 20:48
- Baton Rouge: Phá vỡ âm mưu giết cảnh sát, 3 bị bắt, 1 bỏ trốn - 13/07/2016 20:37
Các tin khác
- Venezuela huy động quân đội giải quyết khủng hoảng kinh tế - 13/07/2016 18:43
- Biển Đông : Báo chí Trung Quốc sốc trước phán quyết của Tòa Án - 13/07/2016 18:15
- Đài Loan điều tàu chiến đến Trường Sa sau phán quyết La Haye - 13/07/2016 18:09
- Trung Quốc đe dọa nguy cơ xung đột tại Biển Đông - 13/07/2016 13:22
- Singapore tống giam 4 người Bangladesh về tội khủng bố - 13/07/2016 01:01
- Người biểu tình chống cảnh sát tìm cách chặn xa lộ - 12/07/2016 20:55
- Detroit: Bắt 4 người đe dọa ‘giết cảnh sát’ trên Facebook - 12/07/2016 20:42
- Cảnh sát và người da đen: Vấn đề ‘nhức đầu’ của xã hội Mỹ - 12/07/2016 20:31
- Đại Sứ Quán Hoa Kỳ tại Việt Nam tuyên bố báo chí - 12/07/2016 19:55
- Tổng thống Mỹ dự lễ tưởng niệm cảnh sát bị sát hại tại Dallas - 12/07/2016 19:17