Nhà máy điện nguyên tử Fessenheim : Hàng chục năm để tháo dỡ
- Thứ Sáu, 11 tháng Ba năm 2016 18:32
- Tác Giả: Thanh Phương
Nhà máy điện nguyên tử Fessenheim, Pháp
REUTERS/Vincent Kessler/Files
Khác với bên Đức, 5 năm sau thảm họa Fukushima, người dân Pháp vẫn chưa sẳn sàng từ bỏ năng lượng hạt nhân.
Theo kết quả một cuộc thăm dò vừa được công bố hôm nay, 11/03/2016, có đến 62% số người được hỏi không ủng hộ việc từ bỏ năng lượng hạt nhân.
Nhưng kể từ sau thảm họa Fukushima, người dân Pháp ngày càng quan tâm đến vấn đề an toàn hạt nhân, nhất là sự an toàn của một trong những nhà máy điện nguyên tử cũ nhất nước Pháp, đó là nhà máy Fessenheim ở vùng Haut-Rhin, miền Đông, nằm gần biên giới giáp với Đức.
Trong thời gian vận động tranh cử, tổng thống François Hollande đã hứa sẽ đóng cửa nhà máy Fessenheim và từ đó cho đến nay, tranh luận về tương lai nhà máy này liên tục diễn ra.
Vào tuần trước, báo chí Đức đã khơi dậy cuộc tranh luận khi khẳng định rằng tai nạn xảy ra vào tháng 04/2014 tại nhà máy Fessenheim trầm trọng hơn là mức độ được loan báo.
Nhưng trong khi các địa phương phía Đức lo ngại xảy ra một vụ « Fukushima » bên kia biên giới, thì đa số người dân Fessenheim lại kiên quyết bảo vệ nhà máy của họ, vì nhà máy điện nguyên tử Fessenheim là nguồn thu thuế quan trọng ( 4 triệu euro/năm ) và vẫn bảo đảm công ăn việc làm cho dân địa phương ( nhà máy Fessenheim sử dụng 1.100 người, chưa kể những người làm ăn buôn bán sống nhờ vào hoạt động của nhà máy này).
Thị trưởng Fessenheim, ông Claude Brender nay chỉ hy vọng là cánh hữu sẽ thắng trong cuộc bầu cử tổng thống năm tới và nhà máy điện nguyên tử Fessenheim sẽ được bảo vệ.
Dầu sau thì nếu chính phủ Pháp dứt khoát quyết định tháo dỡ nhà máy hạt nhân Fessenheim đây sẽ là một tiến trình kéo dài hàng chục năm, cụ thể là từ 20 đến 30 năm.
Đầu tiên, công ty khai thác nhà máy Fessenheim là Điện lực Pháp ( EDF ) phải đệ trình yêu cầu tháo dỡ nhà máy lên Cơ quan an toàn hạt nhân của Pháp.
Thông thường, việc chuẩn bị hồ sơ phải mất từ 2 đến 3 năm, sau đó, Cơ quan an toàn hạt nhân phải bỏ ra thêm 2 đến 3 năm nữa để xem xét hồ sơ và ra quyết định cho phép tháo dỡ.
Tiến trình tháo dỡ theo dự kiến sẽ mất từ 18 đến 26 năm.
Sau khi ngừng nhà máy hoạt động, giai đoạn đầu tiên sẽ là « di tản » những chất nguy hiểm và nhiễm xạ, cũng như nguyên liệu hạt nhân khỏi nhà máy.
Những bộ phận không trực tiếp dính đến hạt nhân sẽ được tháo dỡ trong giai đoạn này, kéo dài từ 3 đến 6 năm.
Giai đoạn kế tiếp sẽ là tháo dỡ toàn bộ các thiết bị nhiễm xạ.
Riêng bồn của lò phản ứng do nhiễm xạ rất nặng, nên việc tháo dỡ sẽ do người máy ( robot) thực hiện. Giai đoạn này có thể kéo từ 10 đến 15 năm.
Giai đoạn cuối cùng là tẩy rữa chất phóng xạ có thể đã nhiễm trên các nền đất và bức tường của nhà máy, phải mất khoảng 5 năm.
Tại Pháp, nhiều lò phản ứng hạt nhân của công ty EDF cũng đang được tháo dỡ vì đã quá hạn sử dụng.
Các nhà máy điện hạt nhân của Pháp đã được đưa vào sử dụng trong khoảng thời gian từ cuối thập niên 1970 đến cuối thập niên 1980.
Thời hạn sử dụng của 58 nhà máy điện hạt nhân của Pháp là tối đa 40 năm.
Tin mới
- Phe Dân chủ đồng loạt chỉ trích tỷ phú Donald Trump - 13/03/2016 03:52
- Bầu cử Mỹ : Donald Trump hủy mít tinh ở Chicago để tránh bạo động - 13/03/2016 00:20
- Pháp: Hai thiếu nữ bị truy tố về tội đe dọa khủng bố - 13/03/2016 00:09
- Những tham vọng tàu sân bay của Trung Quốc - 12/03/2016 23:42
- Ân Độ từ chối tuần tra chung với Mỹ ở Biển Đông - 12/03/2016 23:30
- Miến Điện: Quân đội chọn một nhân vật ‘diều hâu’ làm phó tổng thống - 12/03/2016 23:22
- Liên Hiệp Quốc vẫn muốn truy tố Bình Nhưỡng về tội ác chống nhân loại - 12/03/2016 17:07
- Bình Nhưỡng dọa « chiến tranh chớp nhoáng », « giải phóng miền Nam » - 12/03/2016 15:53
- Trung Quốc : Sẽ có các chuyến bay dân dụng đến đảo Phú Lâm, Hoàng Sa - 12/03/2016 15:46
- Gần 50% người lớn California có nguy cơ bệnh tiểu đường - 11/03/2016 18:49
Các tin khác
- Năm năm sau, nhà máy Fukushima vẫn còn nguy hiểm - 11/03/2016 17:50
- Bắc Triều Tiên : Sẽ tiến hành thêm các vụ thử nguyên tử - 11/03/2016 17:43
- Mỹ bán thêm chiến hạm cho Đài Loan, Trung Quốc tức giận - 11/03/2016 17:38
- Nhật Bản công bố sách trắng tham gia bảo vệ Biển Đông - 11/03/2016 17:32
- Nhật phô trương tầu ngầm trong đợt tập trận chung với Úc - 11/03/2016 17:19
- Ứng cử viên tổng thống của Aung San Suu Kyi được Hạ viện chấp thuận - 11/03/2016 17:13
- Mỹ: Trung Quốc “đủ tiềm năng tấn công lớn” từ Trường Sa - 11/03/2016 17:08
- LHQ: 34 nước không đủ lương thực cho dân chúng - 10/03/2016 23:18
- Lộ danh sách 22.000 chiến binh của IS ? - 10/03/2016 22:19
- Brazil : Cựu tổng thống Lula bị yêu cầu truy tố hình sự - 10/03/2016 21:59