Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Nhiều đồng minh của Ả Rập Xê Út cắt đứt quan hệ với Iran

Adel al-Jubeir

Ngoại trưởng Ả Rập Xê Út Adel al-Jubeir họp báo ngày 03/01/2016 về khủng hoảng quan hệ với Iran.
Ahmed FARWAN / AFP

Koweit, nước láng giềng và là đồng minh truyền thống của Riyad đã triệu hồi đại sứ ở Teheran.

Đây là quốc gia Ả Rập thứ năm cắt đứt hay thu hẹp quan hệ với nước Cộng hòa Hồi giáo Iran, sau Ả Rập Xê Út, Bahrein, Các tiểu vương quốc Ả Rập Thống Nhất và Sudan.

Khủng hoảng giữa Ả Rập Xê Út và Iran thêm trầm trọng sau vụ Riyad hành quyết một giáo sĩ Shia, có uy tín đối với người Hồi giáo tại Iran.

Phát ngôn viên chính phủ Iran tuyên bố : « Việc  Ả Rập Xê Út và các chư hầu chấm dứt quan hệ (với Teheran) không gây ra tác động nào đối với sự phát triển của Iran ».

Ngày 02/01/2015 Riyad đã cho hành quyết giáo sĩ Shia Nimr El Nimr, tiếng nói chỉ trích chính quyền Ả Rập Xê Út, cùng với 46 người khác bị án tử hình vì tội khủng bố - hầu hết là các vụ tấn công được cho là do tổ chức Sunni cực đoan Al Qaida tiến hành.

Một trận chiến ngôn từ dữ dội đã nổ ra giữa Teheran và Riyad ngay sau đó ; lãnh tụ tối cao Iran, giáo chủ Ali Khamenei tuyên bố « bàn tay thần thánh sẽ trả thù ».
Các cuộc biểu tình của người Shia diễn ra tại nhiều nước như Iran, Irak, Liban, Bahrein, Pakistan, vùng Cachemire Ấn Độ.

Riêng tại Iran đại sứ quán Ả Rập Xê Út còn bị người biểu tình tấn công bằng bom xăng.

Ngày 04/01/2015 Ả Rập Xê Út thông báo « chấm dứt mọi quan hệ ngoại giao với Iran », và yêu cầu các nhà ngoại giao Iran phải hồi hương trong vòng không đầy 48 tiếng đồng hồ.
Liên lạc hàng không với nước Cộng hòa Hồi giáo Iran cũng bị cắt đứt.

Từ sau cuộc cách mạng Hồi giáo ở Iran năm 1979, Ả Rập Xê Út và Iran luôn bất đồng quan điểm trong các cuộc khủng hoảng khu vực, tố cáo lẫn nhau là muốn mở rộng ảnh hưởng.

 Đôi bên đã từng cắt đứt quan hệ từ năm 1987 đến 1991, sau các vụ đụng độ đẫm máu giữa những người hành hương Ira và lực lượng an ninh Ả Rập Xê Út tại thánh địa Mecca năm 1987.

Các chuyên gia cho rằng cuộc khủng hoảng mới này có nguy cơ làm gia tăng cường độ các cuộc chiến tranh ủy nhiệm giữa Teheran và Riyad, nhất là tại Syria và Yemen, nơi mà lợi ích của hai cường quốc Hồi giáo đối chọi lẫn nhau ; tuy không trực tiếp đối đầu quân sự.

Chính trong bối cảnh đó mà nhà hòa giải của Liên Hiệp Quốc ở Syria hôm nay phải đến Ả Rập Xê Út rồi Iran.

Nga cho biết sẵn sàng làm trung gian giữa đôi bên, Hoa Kỳ, Pháp, Đức, Thổ Nhĩ Kỳ kêu gọi kềm chế.
Liên đoàn Ả Rập sẽ họp khẩn vào ngày 10/01/2015.
Thụy My
Iran - Ả Rập Xê Ú - tTrung Đông - Quốc tế  

Switch mode views: