Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Ngoại trưởng Cam Bốt : Can thiệp của siêu cường gây căng thẳng Biển Đông

Hor Namhong

Ngoại trưởng Cam Bốt Hỏ Namhong.
Nguồn : wikipedia

Hãng thông tấn Kyodo ngày 05/01/2016 cho biết Ngoại trưởng Cam Bốt Hor Namhong có những tuyên bố đổ lỗi cho một « siêu cường » đã làm cho tình hình Biển Đông thêm căng thẳng.

Trong buổi nói chuyện với sinh viên một trường đại học ở Phnom Penh ngày 04/01/2016, ông Hor Namhong tuyên bố:
 « Tình hình tại Biển Đông và các vấn đề liên quan đang trở nên tồi tệ hơn, căng thẳng hơn như hiện nay, là do có sự can thiệp của một siêu cường ».

Tuy không nêu rõ là quốc gia nào, nhưng người ta tin rằng Ngoại trưởng Cam Bốt muốn nói đến Hoa Kỳ.
Washington đã gởi một khu trục hạm được trang bị hỏa tiễn dẫn đường và một oanh tạc cơ B-52 đến gần các thực thể đang do Trung Quốc tại Trường Sa, để « bảo đảm tự do hàng hải ».

Trung Quốc khẳng định chủ quyền trên hầu như toàn bộ Biển Đông.
Gần đây Bắc Kinh đã hối hả cho bồi đắp các rạn san hô và đảo đá ngầm thành các đảo nhân tạo, xây dựng các công trình kiên cố, bất chấp sự phản đối của các nước láng giềng đang tranh chấp.

Cam Bốt không nằm trong số các nước đòi hỏi chủ quyền ở Biển Đông, nhưng có tranh chấp biên giới với Thái Lan và Việt Nam .

Năm 2012, Hội nghị Bộ trưởng ASEAN lần thứ 45 (AMM-45) tổ chức tại Phnom Penh đã không ra được tuyên bố chung vì nước chủ nhà Cam Bốt, được cho là chịu ảnh hưởng của Trung Quốc, không chấp nhận đưa vấn đề Biển Đông vào văn bản này.

Trung Quốc hiện là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất ở Cam Bốt và cũng là nước nhập khẩu nhiều tài nguyên nhất của nước này.

Về mặt quân sự, năm 2013 Bắc Kinh đã cho Phnom Penh vay 195 triệu đô la để mua trực thăng vũ trang của Trung Quốc, năm 2014 đã viện trợ cho Cam Bốt 26 xe quân sự, 30.000 bộ quân phục.

 Trung Quốc còn tài trợ xây dựng và phần lớn chi phí vận hành cho Học viện Lục quân ở tỉnh Kampong Speu, cách thủ đô Phnom Penh 80 km.
Những hành động trên được các nhà phân tích cho là nằm trong nỗ lực mở rộng ảnh hưởng của Bắc Kinh ở Đông Nam Á.

Switch mode views: