Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Cam Bốt đàn áp công nhân dệt may biểu tình

cambot- Svay Rieng

Công nhân Cam Bốt đối đầu với cảnh sát trong cuộc biểu tình ở Svay Rieng ngày 21/12/2015. 2015.
AFP PHOTO

Cảnh sát Cam Bốt ngày 21/12/2015 dùng súng phun nước đàn áp một cuộc biểu tình của công nhân dệt may đòi tăng lương .

Theo các nghiệp đoàn và chính quyền địa phương, 30 người biểu tình, trong đó có cả phụ nữ, đã bị bắt gần biên giới với Việt Nam.

Hãng tin AFP cho biết hàng trăm cảnh sát và quân đội đã được triển khai tại đặc khu kinh tế ở thành phố Bavet, thuộc tỉnh Svay Rieng, nơi có gần 8.000 công nhân đang biểu tình phản đối mức lương được tăng không đáng kể.

Ông Chea Udom, thuộc Liên minh tập thể phong trào công nhân, giải thích với AFP nguyên nhân dẫn tới cuộc biểu tình là do giới chủ không tôn trọng cam kết về tăng mức lương tối thiểu, tức là thay vì tăng thêm 20 đô la mỗi tháng như thỏa thuận, họ chỉ tăng thêm 10 đô la.

Vào đầu tháng 10/2015, sau nhiều ngày đàm phán với các nghiệp đoàn, mức lương tháng tối thiểu của công nhân ngành dệt may và sản xuất giầy được quy định chính thức là 140 đô la cho năm 2016, so với 128 đô la năm 2015.

Còn thị trưởng Seng Sila giải thích rằng, sau nhiều ngày biểu tình và tình hình trở nên nghiêm trọng, ông buộc phải yêu cầu cảnh sát can thiệp.
Theo ông, rất nhiều công nhân đã ném đá về phía những công nhân không tham gia biểu tình.
 Ông nói : « Chúng tôi đã tỏ ra nhân nhượng khá lâu. Các lực lượng an ninh chỉ can thiệp để bảo vệ nhà máy, các nhà đầu tư và người lao động ».

Ngành công nghiệp dệt may mang lại nguồn thu nhập quan trọng cho Cam Bốt. Khoảng 700.000 công nhân dệt may hiện đang gia công cho các nhãn hiệu như Gap, Nike và H&M.


Switch mode views: