Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Đối lập Syria đồng ý thương lượng với chính quyền Damas

syrea-damas


Một khu phố ở Syria sau trận bom ngày 11/12/2015.
REUTERS/Rodi Said

Các nhóm chính trong phe đối lập Syria hôm 10/12/2015 tại Ryad đã đồng ý ngồi vào bàn đàm phán với chế độ Damas, nhưng đòi hỏi Bachar Al Assad phải ra đi để khởi đầu thời kỳ chuyển tiếp.

Hội nghị Ryad tập hợp khoảng một trăm đại diện đối lập chính trị và quân sự, nhằm đoàn kết lại đội ngũ hướng tới việc thương lượng để chấm dứt cuộc xung đột khởi đầu từ năm 2011 đã làm trên 250.000 người chết và hàng triệu người phải di tản.

Sau hai ngày họp, thông cáo chung cuộc cho biết các bên tham gia « sẵn sàng thương lượng với các đại diện của chế độ Damas trên cơ sở tuyên bố Genève-1 và các nghị quyết quốc tế phù hợp, trong thời hạn sẽ thỏa thuận với Liên Hiệp Quốc ».

Được biết hội nghị Genève-1 (hôm 30/06/2012) giữa các cường quốc đã nêu ra việc chuyển tiếp chính trị tại Syria, nhưng vẫn mơ hồ về số phận của Tổng thống Assad.
Thỏa thuận này được loan báo một hôm trước khi diễn ra hội nghị về Syria với sự tham dự của Nga, Hoa Kỳ và Liên Hiệp Quốc tại Genève, và tuần tới sẽ có một hội nghị quốc tế khác tại New York.

Tại Ryad, các nhóm đối lập đòi hỏi « Bachar Al Assad và bè lũ của ông ta phải rời bỏ quyền lực cùng với việc khởi đầu thời kỳ chuyển tiếp chính trị ».
Như vậy đối lập đã có nhượng bộ, vì từ trước đến nay vẫn yêu cầu loại ông Assad ra khỏi mọi cuộc thương lượng.

Tuy vậy trước khi bước vào đàm phán, đối lập cũng đòi chế độ Damas phải « có các biện pháp tạo lòng tin ». Đó là trả tự do cho các tù nhân, ngưng các án tử hình, rút khỏi các vùng đang bao vây, cho đưa hàng viện trợ nhân đạo đến, cho những người tị nạn quay về và chấm dứt oanh kích các khu vực dân cư bằng cách thả các thùng thuốc nổ.

Việc các phe nhóm đối lập ngồi vào bàn hội nghị tại Ryad là sự kiện chưa từng diễn ra, trong khuôn khổ tiến trình ngoại giao quốc tế nhằm giải quyết hồ sơ Syria, trước mối đe dọa từ tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS).

Trước đó, Ahrar Al Cham, một nhóm nổi dậy Hồi giáo quan trọng đã loan báo không tham gia, nhưng theo một số nguồn tin, rốt cuộc nhóm này đã ký vào thông cáo chung cuộc.


Switch mode views: