Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Obama muốn công nghệ thông tin chống khủng bố thánh chiến

GOOGLEINC-RESTRUCTURING

Tập đoàn Google không sẳn sàng giúp chính quyền Mỹ chống khủng bố thánh chiến.
REUTERS/Dado Ruvic/Files

Chính quyền Barack Obama hiện đang gia tăng áp lực lên các tập đoàn công nghệ thông tin của Mỹ như Google hay Apple để yêu cầu họ giúp chống các nhóm thánh chiến, mà hiện đang sử dụng ngày càng nhiều các kỹ thuật mã hóa nhằm bảo mật các dữ liệu để không bị phát hiện trên mạng Internet.

Cuộc tranh luận về việc phá vỡ các thông tin được mã hóa và chống các mạng gọi là “dark web”, không phải là mới, nhưng tranh luận này càng thêm sôi nổi kể từ sau loạt tấn công khủng bố ở Paris ngày 13/11 và ở San Bernardino, California ngày 02/12.

Kể từ khi cựu nhân viên CIA Edward Snowden vào năm 2013 tiết lộ về những hoạt động theo dõi trên mạng của các cơ quan tình báo Mỹ, việc mã hóa các phần mềm và các dữ liệu trên mạng đã phát triển mạnh.

Nhưng nay chính quyền Mỹ và các cơ quan an ninh muốn có phương tiện tiếp cận dễ dàng hơn các dữ liệu được mã hóa, bởi vì việc mã hóa các thông tin này gây khó khăn rất nhiều cho việc truy lùng các nhóm khủng bố thánh chiến.

Làm thế nào tôn trọng việc bảo mật các thông tin cá nhân trên Internet, nhưng vẫn ngăn chận các nhóm khủng bố dùng các kỹ thuật mã hóa để lẩn tránh trên mạng?
 Đó là thách đố đối với chính quyền các nước dân chủ như Hoa Kỳ.

Theo hãng tin AFP, trong bối cảnh đe dọa khủng bố hiện nay, công luận Mỹ có thể sẳn sàng chấp nhận cho các cơ quan tiếp cận những dữ liệu cá nhân.
Nhưng vấn đề là, theo lời ông Darren Hayes, một chuyên gia về kỹ thuật điều tra tin học, kể từ sau những tiết lộ gây chấn động của Edward Snowden, các tập đoàn công nghệ thông tin, vì sợ bị dư luận chỉ trích, sẽ không dễ mà tự nguyện thay đổi chính sách, tức là sẽ không chịu hạ bớt mức độ mã hóa các dữ liệu trên mạng.

Chính vì các kỹ thuật mã hóa được duy trì ở mức độ cao, mà chẳng hạn như tại New York, hơn 100 cuộc điều tra đã phải bị đình chỉ, do các nhà điều tra không thể phân tích được các dữ liệu trong điện thoại, khiến cho biết bao kẻ tội phạm, kẻ hiếp dâm, quan hệ tình dục trẻ em đã không thể bị truy tố.

Đối với chuyên gia Hayes, cách duy nhất để buộc các tập đoàn công nghệ thông tin như Apple hay Google cộng tác với chính quyền để chống khủng bố thánh chiến trên mạng, đó là ra luật.

 Nhưng giám đốc Cục điều tra liên bang Mỹ FBI, James Comey, đã nói là chính phủ không dự tính dùng đến “liều thuốc” lập pháp, tuy ông nhìn nhận rằng nguy cơ từ những dữ liệu được mã hóa là rất lớn, không chỉ về mặt tội phạm truyền thống, mà cả về tội phạm liên quan đến an ninh quốc gia.

Mặt khác, giới hoạt động bảo vệ đời tư ở Mỹ cũng không chấp nhận cho chính phủ làm suy yếu các hệ thống mã hóa dữ liệu trên Internet.
Một kiến nghị với nội dung như vậy được lưu hành trên mạng đã nhận được hơn 100 ngàn chữ ký.

Những tổ chức bảo vệ quyền của người sử dụng Internet đòi là các điện thoại và máy vi tính phải được bảo vệ như các phương tiện thông tin liên lạc khác.


Switch mode views: