Trung Quốc xử công khai Chu Vĩnh Khang
- Thứ Sáu, 13 tháng Ba năm 2015 19:11
- Tác Giả: Thụy My
Cựu trùm an ninh Trung Quốc Chu Vĩnh Khang (Zhou Yongkang) tại đại hội 17 của đảng Cộng sản Trung Quốc, Bắc kinh, 16/10/007Reuters
Phiên tòa xử cựu Bộ trưởng Công an Trung Quốc Chu Vĩnh Khang sẽ diễn ra công khai.
Báo chí chính thức nước này hôm nay 13/03/2015 dẫn thông báo của Tòa án Nhân dân Tối cao cho biết như trên.
Tuy vậy theo AFP, không thể chờ đợi tính minh bạch tuyệt đối trong phiên tòa hết sức nhạy cảm về chính trị này.
Chu Vĩnh Khang là nhân vật cao cấp nhất từ trước đến nay bị tấn công bởi chiến dịch chống tham nhũng do Tập Cận Bình tung ra.
Kể từ khi phe cộng sản lên cầm quyền tại Trung Quốc năm 1949 đến nay, chưa bao giờ một ủy viên thường trực Bộ Chính trị bị truy tố vì một xì-căng-đan tham nhũng.
Được hỏi vụ án Chu Vĩnh Khang cũng như các quan chức cao cấp thất sủng khác sẽ đều được xử công khai hay không, Chủ tịch Tòa án Nhân dân Tối cao Chu Cường (Zhou Qiang) trả lời rằng sẽ « công khai trong khuôn khổ luật pháp ».
Chu Vĩnh Khang, 71 tuổi, đã bị khai trừ khỏi Đảng Cộng sản Trung Quốc năm 2014 với lý do tham nhũng và tiết lộ bí mật Nhà nước.
Ông ta từng là một trong những lãnh đạo uy lực nhất nước trong thập niên 2000.
Là ủy viên thường trực Bộ Chính trị, cơ quan quyền lực tối thượng của Trung Quốc, Chu Vĩnh Khang còn là người đứng đầu bộ máy an ninh – một trong những chức vụ nắm trong tay nhiều quyền hành nhất, cho đến tận năm 2012.
Cũng liên quan đến tham nhũng, tờ báo Nhật Yomiuri Shimbun hôm nay tiết lộ, Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao Trung Quốc khi báo cáo trước Quốc hội đã cho biết, đã phát hiện 55.100 trường hợp viên chức tham nhũng, tăng 7,4% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong đó có khoảng 9% trường hợp số tiền tham nhũng lên đến trên 1 triệu nhân dân tệ.
Còn trong quân đội nước này, trong một cuộc phỏng vấn của đài truyền hình Phượng Hoàng, Hồng Kông, ba sĩ quan hưu trí cao cấp đã mô tả chi tiết mức độ khủng khiếp trong việc mua bán chức tước và không khí im lặng trong quân đội Trung Quốc về vấn đề này.
Bài phỏng vấn đã bị gỡ khỏi trang web của đài này, chỉ vài giờ sau khi đăng tải hôm thứ Hai 9/3.
Tin mới
- Xung đột ở Miến Điện : Bắc Kinh « quyết tâm » bảo vệ công dân Trung Quốc - 15/03/2015 19:13
- Nữ tu bị hiếp dâm tập thể tại Ấn Độ - 14/03/2015 22:36
- Cuba tái lập đối thoại với các chủ nợ - 14/03/2015 22:03
- Syria : Không chịu nổi sự tàn bạo của EI, nhiều người nổi dậy - 14/03/2015 21:55
- Láng giềng vùng Vịnh hứa trợ giúp 12 tỷ đô la cho Ai Cập - 14/03/2015 19:09
- Biểu tình chống hạt nhân ở Đài Loan - 14/03/2015 18:02
- Năm 2014: Gần 80% người nhập quốc tịch Đài Loan là người Việt - 14/03/2015 17:56
- Nga không từ bỏ ý định sử dụng cảng Cam Ranh - 14/03/2015 17:21
- Trung Quốc xem xét trao quyền lập pháp cho « thành phố Tam Sa » - 14/03/2015 15:12
- Pháp Nhật tăng cường hợp tác ngoại giao và quân sự - 13/03/2015 21:22
Các tin khác
- Thủ tướng Ấn Độ thăm Sri Lanka nhằm ngăn chặn ảnh hưởng Trung Quốc - 13/03/2015 19:03
- Trung Quốc xác nhận đóng hàng không mẫu hạm thứ hai - 13/03/2015 18:45
- Mỹ Hàn kết thúc tập trận, Bình Nhưỡng vẫn bắn tên lửa thị uy - 13/03/2015 18:39
- Nhật ưu tiên củng cố quan hệ với ASEAN - 13/03/2015 18:32
- Hai cảnh sát bị bắn ngay trước Sở Cảnh Sát Ferguson - 12/03/2015 21:49
- Cảnh sát bố ráp 11 quán cà phê Việt ở San Jose - 12/03/2015 21:38
- Miến Điện hứa điều tra về đàn áp biểu tình ở Rangun - 12/03/2015 21:02
- HRW lên án nạn bóc lột công nhân may mặc tại Cam Bốt - 12/03/2015 16:04
- Năm 2014, Trung Quốc tuyên hơn 700 án về tội khủng bố, ly khai - 12/03/2015 15:56
- Trung Quốc muốn đặt radar ở Biển Đông - 12/03/2015 15:48