Điễm báo pháp quốc ngày 19-03-2014
- Thứ Tư, 19 tháng Ba năm 2014 20:34
- Tác Giả: Mai Vân
Châu Âu bất lực nhìn Nga thôn tính Crimée ?
lãnh đạo Ngoại giao châu Âu Catherine Ashton và Ngoại trưởng Anh William Hague tại Bruxelles ngày 17/4/2014 trong cuộc họp về Crimée sau ngày trưng cầu dân ý sáp nhập vùng đất tự trị này vào Nga.
REUTERS/Francois Lenoir
Thời sự Pháp dĩ nhiên rất được quan tâm trên trang nhất báo Pháp hôm nay, từ vấn đề học đường đến bầu cử địa phương.
Nhưng sự kiện được dành nhiều trang bài và bình luận nhất là các diễn biến ở Ukraina, sau cuộc trưng cầu dân ý ở Crimée.
Sau khi ký sắc lệnh công nhận nền độc lập của bán đảo, Tổng thống Nga Putin tối qua, trong buổi gặp với các lãnh đạo Crimée tại điện Kremly, đã ký hiệp ước sát nhập vùng này vào Nga.
Le Figaro chạy hàng tít lớn trang nhất : « Putin thôn tính Crimée ».
Theo tờ báo, có vẻ như là không có gì lay chuyển được Tổng thống Nga, ông Putin không nao núng chút nào trước đe dọa trừng phạt của phương Tây.
Trong bài xã luận ngay trang nhất : « Bài học của Putin », Le Figaro chỉ trích gay gắt Châu Âu : « Lịch sử do kẻ thắng viết, Vladimir Putin một lần nữa đã chứng minh điều này ở Crimée. Không có gì bắt buộc các quốc gia phương Tây công nhận sự thôn tính này, nhưng không nên có ảo tưởng, Ukraina đã mất Crimée ».
Đối với Le Figaro Châu Âu chỉ có thể tự trách mình trong việc này với chiến lược lộn xộn, như hợp thức hóa vội vã cuộc nổi dậy ở Ukraima, không tôn trọng thỏa hiệp mà chính mình đã đề nghị... trong khi chủ nhân điện Kremly đã dậy cho châu Âu cho một bài học về chiến lược : Trong nước thì đoàn kết dư luận, rửa ‘mối nhục’ đối với Nga, và luôn đi trước một bước các đối thủ ở Mỹ và Châu Âu đang có ý muốn nâng mức trừng phạt.
Nhưng nếu trừng phạt cho phép giảm mức độ leo thang, thì người ta cũng không thấy lợi ích khi chỉ tập trung vào Crimée mà không tim giải pháp thương lượng cho toàn Ukraina. Mối lo ngại hiện nay, theo Le Figaro, là Putin không dừng lại ở vùng bé nhỏ vừa sát nhập.
Le Monde cũng gần cùng quan điểm với đồng nghiệp Le Figaro. Trong bài xã luận ở trang nhất, tờ báo ghi nhận trong hàng tựa : « Trước hành động phạm tội của Nga, Châu Âu bất lực ».
Le Monde tỏ ý chê trách : Putin có thể hài lòng, Châu Âu đã có phản ứng tối thiểu trước hành động cắt xén một phần Ukraina của ông. Trùng phạt của Châu Âu chỉ là một vài biện pháp nhắm vào một số cá nhân – cấm visa.
Liên Hiệp Châu Âu như thường lệ trên mặt đối ngoại, vẫn thể hiện nhiều bất đồng nội bộ : Một bên thì không muốn làm gì chống Nga, một bên thì muốn cứng rắn đối với Putin.
Đứng giữa Đức, Anh, Pháp, cũng không có một chọn lựa rỏ ràng. Kết quả, là sau Gruzia năm 2008, Nga một lần nữa thay đổi ranh giới trên lục địa mà không phải trả giá cao.
Hồ sơ Ukraina và đối sách của Obama
Libération ở trang trong nhận định về phản ứng của Mỹ trong bài viết tựa đề : « Obama, khôn ngoan hay mềm yếu ? ».
Tờ báo ghi nhận là Tổng thống Mỹ từ chối không khiêu khích Putin. Tác giả bài báo nhắc lại là Barack Obama đã hứa là sẽ sử dụng nhiều hơn ‘điện thoại’ và ‘bút viết’ của ông trong nhiệm kỳ hai này, và ông đã làm đúng như thế trong hồ sơ Ukraina, và người ta đã thấy hệ quả trên thực địa.
Từ 3 tuần qua, Tổng thống Mỹ liên tục gọi điện thoại, vừa đe dọa Putin, vừa cố thuyết phục chủ nhân điện Kremly trở lại giải pháp ngoại giao, cố gắng cô lập Matxcơva và trấn an các láng giềng của Nga.
Ông Obama tổ chức cuộc họp nhóm G7 tuần tới đây tại Hà Lan để cho Nga thấy là không còn được mời vào bàn những nước lớn trên thế giới. Còn với cây bút, Tổng thống Mỹ đã ký hai loạt trừng phạt đầu tiên nhắm vào một số nhân vật Nga và Ukraina. Nhà Trắng còn hứa hẹn những trừng phạt khác.
Nếu Mỹ tỏ ra chừng mực như vậy trước hành động của Nga, là vì không muốn khiêu khích điện Kremly, không muốn khiến vị chủ nhân tiếp tục đi xa hơn nữa vào Ukraina. Như chính quyền Obama đã biện minh, họ muốn ‘xuống thang’ hơn là ‘leo thang’.
Tác giả bài viết cho là một lần nữa ông Obama muốn tỏ ra ‘chừng mực’ cho dù có thể bị xem là yếu đuối. Thế nhưng, chuyên gia về chính sách Mỹ, Simon Serfaty, giáo sư về bang giao quốc tế, nhận định rằng sở dĩ phản ứng của Mỹ giới hạn như thế, đó cũng là do khả năng của Mỹ cũng giới hạn.
Hơn nữa không ai muốn chiến dịch quân sự, trao đổi thương mại Mỹ Nga kém hơn giữa Nga và Châu Âu. Vả lại, vẫn theo chuyên gia trên, nếu khủng hoảng ở Ukraina buộc Mỹ quay lại nhìn Châu Âu, thì những ưu tiên chiến lược của Washington vẫn là ở những nơi khác.
Đối với Mỹ tình hình Ukraina được đánh giá không nghiêm trọng như ở Trung Cận Đông, như Iran, nơi « không thể loại trừ sử dụng sức mạnh ».
Đảng Cộng hòa Mỹ đánh giá là ông Obama còn mềm yếu hơn cả Jimmy Carter. Ông Carter còn tỏ ra cứng rắn sau khi Liên Xô chiếm Afghnistan năm 1979. Mỹ cho triệu hồi đại sứ, cấm vận ngũ cốc, cung cấp vũ khí cho lực lượng nổi dậy Afghanistan v.v..
Tuy nhiên trích dẫn giáo sư Mark Kats, đại học George Mason – Virginia, tác giả bài báo cho là ông Obama không phải người đầu tiên có phản ứng như thế đối với Nga. George W Bush cũng phản ứng như vậy năm 2008 trong hồ sơ Gruzia.
Theo ông Serfaty trong hồ sơ Ukraina hiện nay còn phải chú ý đến khía cạnh vũ khí hạt nhân.
Chuyến bay MH370 : Nỗi tuyệt vọng của gia đình hành khách
Sự kiện thời sự khác được theo dõi là chiếc Boeing của hàng không Malaysia Airlines mất tích kỳ bí hơn một tuần nay.
Le Figaro chú ý đến : « Nỗi tuyệt vong của gia đình hành khách », tựa bài viết trang quốc tế.
Tác giả bài báo ở Bắc Kinh nhìn thấy nổi thống khổ của thân nhân người mất tich, bơ phờ đến nghe họp báo, giải thích của lãnh đạo Malaysia Airlines.
Họ cực kỳ hoang mang trước những tin tiết lộ nhỏ giọt... Nỗi tuyệt vọng của họ đã biến thành phẩn nộ vào hôm qua trong cuộc tiếp xúc với đại diện Malaysia Airlines. Một người có bà mẹ trên chuyến bay giải thích là người đến nghe có cảm nhận phía Malaysia không nói thật, mà giấu diếm điều gì đó. Họ không thể chấp nhân thái độ này.
Hiện nay theo bài báo, một ê kíp 50 nhà tâm lý được huy đông theo dõi mỗi ngày khoảng 200 người thân số 154 hành khách trên chuyến bay MH370.
Le Monde dành hai trang báo cho sư cố máy bay Malaysia với tựa đề « Vụ chuyến bay MH370 mất tích làm cả hành tinh thắc mắc ». Tờ báo cũng chú ý đến tâm trạng thân nhân hành khách, nhưng dưới khía cạnh tức giận và đòi Malaysia trả lời đích đáng.
Tờ báo trích lời một thân nhân cho là "mỗi ngày đều chờ thông tin, 11 ngày đã qua. Sự kiên nhẫn của người Trung Quốc có giới hạn ».
Không chỉ có thân nhân hành khách, Le Monde nhắc lại là chính quyên Trung Quốc và Việt Nam, truyền thông quốc tế, cũng chỉ trích Kuala Lumpur trong cách xử lý vụ việc. Phíá Malaysia đã nêu lên tính chất ‘phức tạp’ của sự kiện và vấn đề bí mật quốc phòng.
Nhìn về hậu quả của sự cố Le Monde nhận thấy trước tiên Boeing có thể gánh chịu một số hậu quả cho dù giới chuyên gia khẳng định vụ mất tích không phải do máy bay có vấn đề.
Và nếu thanh danh của Boeing không bị tác hại trong vụ mất tích này thì ngược lại các hãng hàng không không thoát khỏi sự mất tin tưởng của hành khách. Đới với Malaysia Airlines thì càng thê thảm hơn, từ 2010, hãng hàng không đã liên tục thua lỗ, năm 2013, hãng này lỗ đến 257 triệu euro.
Pháp : Tranh luận về học phí đại học
Trên bình diện xã hội Pháp, nhân giai đoạn học sinh chuẩn bị thi Tú tài làm thủ tục tiền ghi danh vào đại học, các báo chú ý đến các trường ở Pháp.
La Croix điểm qua chi phí, ghi nhạn là sự chọn lựa hướng đi, hay trường sở cho con em còn tùy thuộc vào khả năng tài chính của các gia đình.
Hiên nay theo tờ báo vấn đề chi phí cũng đang gây tranh cãi. Môt số người cho là quá thấp, đòi phải tăng lên, một số người khác thì không, cho là trên nguyên tắc, trường học là miễn phí cho nên phí ghi danh đại học phải khiêm tốn thôi.
Đây là một khế ước xã hội giữa Nhà nước, người dân đóng thuế và sử dụng. Thay đổi khế ước cũng được, nhưng phải có sự đồng ý các bên.
La Croix cho là trên nguyên tắc lệ phí ghi danh đại học như nhau ở mọi nơi – 254 euro /năm cho bậc cử nhân, thạc sĩ, hay 388 euro cho bằng tiến sĩ.
Nhưng nhiều nơi lại đòi thêm phụ phí – bị xem là không hợp pháp và khiến cho chi phí có khi lên đến 2000 euro.
Riêng, theo La Croix, những trường có tiếng, được chuộng ở ngoại quốc ngoài thì có quyết định áp đặt giá khác nhau, như Sciences – Po Paris, sinh viên nước ngoài trả chi phí cao hơn. Vấn đề gây tranh cãi, nhưng ngay một số người trong liên đoàn sinh viên - Uni – bảo vệ thẳng thắn khác biệt chi phí này.
Lập luận là nếu một sinh viên Trung Quốc sẵn sàng bỏ ra 20.000, 30.000 đô la ghi danh tại một đại học Mỹ, thì đóng 254 euro cho trường ở Pháp thì chỉ làm cho trường mất uy tín mà thôi. Nhưng ngược lại thì cũng có chủ trương lấy khỏan dôi ra cấp học bổng cho sinh viên nước ngoài có khả năng nhưng yếu kém trên mặt tài chính.
Báo Les Echos chú ý đến các trường lớn của Pháp (grandes écoles) ngày thu hút nhiều sinh viên nước ngoài. Theo một bản nghiên cứu vừa công bố, sinh viên nước ngoài chiếm gần ¼ tổng số sinh viên các trường nói trên – 48.000 trên 232.800-, tăng 20% so với điều tra trước đây năm 2012.
Đông đảo nhất là sinh viên từ Châu Phi, vùng Nam Sahara, Châu Á cũng không ít - 13.000 - dẫn đầu là Trung Quốc, Ấn Độ.
Trong khi đó Les Echos cũng nhìn về các sinh viên Pháp, họ đi đâu ? Theo tờ báo số đi ra nước ngoài ngày càng gia tăng, họ cũng đi mọi nơi, từ Châu Mỹ đến Châu Á - Thái Bình Dương. Nhìn chi tiết thì các sinh viên này cho biết họ thích đi Brazil (65%) Achentina (53%) và Hàn Quốc (54%), hơn là đến Úc.
Tin mới
- Bình Nhưỡng phóng tên lửa tầm ngắn thị uy Mỹ và Hàn Quốc - 22/03/2014 17:55
- Ấn Độ cấm tàu Trung Quốc vào lãnh hải tìm máy bay mất tích - 21/03/2014 22:05
- Đức Giáo Hoàng Francis đầu bảng 50 lãnh tụ vĩ đại thế giới - 21/03/2014 20:26
- Nhà thờ St Columban ở Little Saigon bị đốt - 21/03/2014 20:17
- Điễm báo pháp quốc ngày 21-03-2014 - 21/03/2014 19:46
- Pháp -Đức đình chỉ hợp tác quân sự với Nga - 21/03/2014 19:18
- Ukraina ký thỏa thuận chính trị với Liên Hiệp Châu Âu - 21/03/2014 16:52
- Tư lệnh hải quân Mỹ: Châu Á có thể rơi vào khủng hoảng như Crimea - 20/03/2014 19:20
- Điễm báo pháp quốc ngày 20-03-2014 - 20/03/2014 19:03
- Máy bay Malaysia mất tích: Úc phát hiện hai vật lạ ở Ấn Độ Dương - 20/03/2014 16:24
Các tin khác
- Biểu tình chống Trung Quốc chiếm trụ sở Quốc hội Đài Loan - 19/03/2014 19:37
- Điễm báo pháp quốc ngày 18-03-2014 - 19/03/2014 00:46
- Tổng thống Putin ký Hiệp định sáp nhập Crimée vào Liên bang Nga - 18/03/2014 19:05
- Điễm báo pháp quốc ngày 17-03-2014 - 17/03/2014 22:33
- Nguy cơ từ việc Trung Quốc gia tăng đầu tư vào Việt Nam - 17/03/2014 18:09
- Quốc hội Crimée chính thức tuyên bố độc lập và đề nghị sáp nhập vào Nga - 17/03/2014 18:02
- TT Karzai: Afghanistan không cần lính Mỹ - 17/03/2014 00:21
- Thủ tướng Malaysia: phi cơ mất tích do 'chủ ý' - 17/03/2014 00:12
- Dân Trà Vinh đua nhau trồng cần sa cho... gà ăn - 16/03/2014 23:59
- Vụ máy bay Malaysia : Mỹ ưu tiên giả thuyết chủ mưu là một phi công - 16/03/2014 21:36