Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Liên Hiệp Quốc muốn tăng các biện pháp bảo vệ nhà báo

Christophe Deloire


Tổng thư ký tổ chức Phóng viên Không biên giới Christophe Deloire - RFI /Pierre René-Worms


Theo AFP, hôm qua 13/12/201, Pháp và Guatemala đưa ra một danh sách các biện pháp cụ thể để tăng cường bảo vệ các nhà báo, đặc biệt tại các khu vực có xung đột vũ trang.

 Đề nghị kể trên được đưa ra sau một cuộc họp đặc biệt của Hội đồng Bảo an cùng nhiều lãnh đạo các cơ quan quốc tế.

Kể từ đầu năm 2013 đến nay, đã có 76 nhà báo bị giết hại trong khi đang tác nghiệp, rất nhiều người bị bắt cóc, trong khi đó tuyệt đại đa số thủ phạm không bị trừng phạt.

Tài liệu của đại sứ Pháp và đại sứ Guatemala tại Hội đồng Bảo an tập hợp các ý tưởng được đưa ra trong cuộc họp, có sự tham gia của đại sứ các nước thành viên Hội đồng Bảo an, chưởng lý Tòa án Hình sự Quốc tế Fatou Bensouda, Giám đốc Unesco Irina Bokova và Tổng thư ký tổ chức Phóng viên Không biên giới Christophe Deloire...

Tổng thư ký tổ chức Phóng viên Không biên giới Christophe Deloire đề nghị lập một nhóm chuyên gia độc lập phụ trách kiểm soát việc tuân thủ nghĩa vụ đối với báo chí của các thành viên Liên Hiệp Quốc.

Đại diện của tổ chức Phóng viên Không biên giới cũng gợi ý Tòa hình sự Quốc tế nên coi hành động tấn công một nhà báo là « tội ác chiến tranh ».

Cho đến nay, việc bảo vệ các nhà báo trước mọi hình thức bạo lực đã được ghi trong nhiều thỏa thuận quốc tế như Hiệp ước Genève về đối xử với các thường dân trong các xung đột hay nhiều nghị quyết khác của Liên Hiệp Quốc, tuy nhiên nhiều thành viên tham gia cuộc họp kể trên cho rằng hiện tại vẫn không có các biện pháp đặc biệt để bảo vệ các nhà báo.

Theo đại sứ Anh Mark Lyall Grant, « việc giết hại các nhà báo là hình thức kiểm duyệt tàn khốc nhất ».

Ông kêu gọi Liên Hiệp Quốc tìm kiếm các biện pháp để thực thi tốt hơn các thỏa thuận quốc tế.
Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc vừa tuyên bố lấy ngày 02/11 làm « ngày Quốc tế chấm dứt tình trạng tội ác chống các nhà báo không bị trừng trị ».
Ngày 02/11 trùng với ngày hai nhà báo Pháp của đài RFI, Ghislaine Dupont và Claude Veron, bị giết hại tại Mali.

Có mặt tại Liên Hiệp Quốc, Giám đốc văn phòng RFI tại Washington - Anne-Maris Capomaccio - tố cáo « xu thế gia tăng các hành động gây áp lực và đe dọa » chống lại các nhà báo, đặc biệt tại Châu Phi.

Các nhà báo nhiều khi bị bạo hành, chỉ vì hành động truyền tải tiếng nói của đối lập.


Switch mode views: