Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Ba cái gai của Thượng đỉnh Nga-Châu Âu : Syria, năng lượng và nhân quyền

Yekaterinburg  Thuongdinh


Thượng đỉnh Nga - châu Âu tại Yekaterinburg, 04/062013
REUTERS/Mikhail Klimentyev/RIA Novosti/Kremlin


Sau buổi ăn tối không chính thức vào hôm qua, 03/06/2013, hôm nay lãnh đạo Nga và Liên Hiệp Châu Âu bắt đầu các cuộc thảo luận chính thức trong khuôn khổ Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 31 giữa hai bên.

 Theo giới phân tích, Hội nghị này khó có thể có kết quả khả quan do nhiều hồ sơ gai góc, nhất là Syria, giá khí đốt và tình trạng nhân quyền tại Nga.

Mở ra tại thành phố Yekaterinburg, cách Matxcơva 1.500 km về phía đông, Hội nghị tập hợp Tổng thống Vladimir Putin và ngoại trưởng Lavrov, đại diện Liên Bang Nga, trong lúc phía Liên Hiệp Châu Âu có Chủ tịch Hội đồng châu Âu Herman Van Rompuy và Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jose Manuel Barroso, và bà Catherine Ashton, phụ trách đối ngoại của Liên Hiệp Châu Âu.

Nhật báo Nga Vedomosti sáng nay trích dẫn một một cố vấn của tổng thống Nga, Iouri Ouchakov, xác nhận rằng Syria - hồ sơ gây bất đồng sâu sắc giữa châu Âu và Nga - nằm trong chương trình nghị sự.

 Nga cương quyết bảo vệ đồng minh của mình, và hôm Chủ nhật vừa qua đã ngăn chận một dự thảo nghị quyết của Anh tại Liên Hiệp Quốc về tình hình chiến sự ở Qousseir (Syria).

Nga tiếp tục cung cấp vũ khí cho chế độ Assad, khiến hai Ngoại trưởng Đức và Mỹ, hôm thứ Sáu đã lên tiếng kêu gọi Nga ngưng cung cấp vũ khí cho Damas, trong khi đó thì Nga chỉ trích Châu Âu hậu thuẫn phe nổi dậy.

Hôm nay, tổng thống Nga khẳng định là chưa giao hoả tiễn S 300 cho Damas.

Tuy nhiên, trên hồ sơ này, giới quan sát cho là hai bên có thể đi đến một thỏa thuận tối thiểu, ra một thông cáo ủng hộ Hội nghị hòa bình gọi là '‘Genève 2’'.

Hồ sơ nhân quyền gây khó chịu dĩ nhiên là vấn đề về cái chết trong nhà giam vào năm 2009 của luật sư chống tham nhũng Serguei Magnisky, cũng như các luật hạn chế hoạt động các hiệp hội, tổ chức phi chính phủ tại Nga.

Một lĩnh vực bất đồng quan trọng thứ ba là hồ sơ năng lượng, cụ thể là sự hiện diện của đại tập đoàn Nga Gazprom trên thị trường khí đốt châu Âu, mà Bruxelles đang tìm cách hạn chế.

Nga hiện cung cấp khoảng một phần tư khí đốt tiêu thụ ở châu Âu, một vai trò thống trị vốn cho phép Gazprom quyền mặc nhiên ấn định giá cả.

 Tuy nhiên, vào tháng Chín năm ngoái, Ủy ban châu Âu đã cho mở một cuộc điều tra chính thức nhắm vào Gazprom, bị nghi ngờ cản trở cạnh tranh và thao túng giá.

Trước đó, Liên Hiệp Châu Âu cũng quyết định ngăn không cho Gazprom sở hữu mạng lưới ống dẫn khí và phân phối ở châu Âu.



Switch mode views: