Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Quân đội Irak tập trung tấn công vào phía tây Mossul

iraq-mosul


Quân đội Irak tiến về vùng nam Mossul, ngày 19/02/2017.
REUTERS/Khalid al Mousily

Hôm nay, 20/02/2016, là ngày thứ 2 quân đội Irak mở lại tấn công vào phía tây Mossoul, thành phố nằm trong tay tổ chức Nhà Nước Hồi Giáo từ 2 năm nay.

Chiến dịch tái chiếm Mossul đã bắt đầu cách đây 4 tháng, tuy nhiên quân đội Irak mới chỉ kiểm soát được nửa thành phố bên phía đông.

 Phần khó khăn nhất của cuộc tấn công là phía tây của con sông Tigre cắt đôi thành phố.
 Đây là khu vực đông dân và cổ kính nhất của Mossul vẫn nằm dưới sự kiểm soát của Daech.

Đặc phái viên RFI tại Mossul Oriane Verdier tường trình:

Chiến sự đã bùng phát trở lại sáng nay, 20/02, hướng về phía phi trường Mossul. Các lực lượng Irak chỉ còn cách khu vực được coi là cửa ngõ phía tây nam thành phố này vài cây số.

Hôm qua, cảnh sát liên bang và sư đoàn 9 quân đội Irak cho biết đã chiếm lại khoảng một chục ngôi làng nằm ở ngoại ô thành phố Mossul.
 Việc tiến quân sẽ trở nên phức tạp khi tiến vào nội thành.

Các tổ chức nhân đạo đang lo lắng cho số phận của hơn 700 000 thường dân, trong đó một nửa là trẻ em, có lẽ vẫn còn kẹt lại bên trong khu phía tây thành phố.
Hiện tại chưa hề có một cơ sở cứu trợ nhân đạo nào được thiết lập cho phía tây nam Mossul.

Đa số thường dân muốn tránh chiến sự bằng cách ở lại trong thành phố. Trong khi đó cuộc tấn công vào hướng tây Mossul đã khởi sự từ hôm qua.
Nhiều vụ tấn công tự sát đã xảy ra ở phía đông thành phố nằm dưới sự kiểm soát của quân đội Irak.
Cùng lúc với các cuộc tấn công tái chiếm Mossul, hôm nay, bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ James Mattis bất ngờ tới Bagdad.

Mục đích chính của chuyên công du là để nắm bắt thông tin về cuộc tấn công tổ chức Nhà Nước Hồi Giáo, nhưng đồng thời tân bộ trưởng Quốc Phòng cũng có nhiệm vụ giải tỏa căng thẳng trong quan hệ hai nước do sắc lệnh của tổng thống Donald Trump tạm thời cấm nhập cư công dân 7 nước, trong đó có Irak.

Switch mode views: