Dù Biển Đông căng thẳng, Việt Nam vẫn ký thỏa thuận với Exxon Mobil
- Thứ Ba, 17 tháng Giêng năm 2017 15:21
- Tác Giả: Thanh Phương
Một cơ sở của tập đoàn dầu khí Exxon Mobil tại Texas, Hoa Kỳ
REUTERS
Ngày 13/01/2017, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam ( PVN ) đã cùng với Tổng công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí (PVEP) đã ký với tập đoàn dầu khí Mỹ Exxon Mobil hai văn bản : thỏa thuận khung phát triển dự án khai thác mỏ khí Cá Voi Xanh và thỏa thuận khung hợp đồng bán khí của mỏ này.
Mỏ khí Cá Voi Xanh là dự án khí lớn nhất ở Việt Nam từ trước đến nay. Mỏ này nằm cách bờ biển tỉnh Quảng Nam, miền Trung Việt Nam, khoảng 8 km, với trữ lượng được ước tính khoảng 150 tỷ mét khối khí.
Mục tiêu mà dự án đề ra là sẽ đạt dòng khí đầu tiên vào năm 2023 để cung cấp cho miền Trung Việt Nam. Nhưng mỏ khí Cá Voi Xanh nằm trong vùng biển đang tranh chấp giữa Việt Nam với Trung Quốc.
Thỏa thuận nói trên được ký kết đúng vào lúc ông John Kerry đang viếng thăm Việt Nam lần cuối trong cương vị ngoại trưởng Mỹ, còn ông Nguyễn Phú Trọng công du Trung Quốc lần đầu tiên kể từ khi tái đắc cử tổng bí thư Đảng.
Một sự trùng hợp về thời điểm nhưng nó cũng phản ánh chính sách của Việt Nam gọi là « đa phương hóa và đa dạng hóa » quan hệ ngoại giao.
Thỏa thuận này cũng được ký chỉ vài ngày sau khi ngoại trưởng được chỉ định của Mỹ, Rex Tillerson, nguyên là một lãnh đạo của tập đoàn Exxon Mobil, đã gây phản ứng giận dữ từ báo chí chính thức của Trung Quốc, khi lên tiếng yêu cầu cấm Trung Quốc tiếp cận các đảo nhân tạo ở Biển Đông, vì theo ông việc Trung Quốc xây các đảo nhân tạo này là « phi pháp », chẳng khác gì việc nước Nga sát nhập vùng Crimée của Ukraina.
Khi còn là một lãnh đạo của Exxon Mobil, ông Tillerson đã từng « nếm mùi » áp lực của Trung Quốc muốn ngăn cản tập đoàn dầu khí Mỹ đầu tư khai thác ở Việt Nam.
Trong một bài viết đề ngày 16/01/2017, giáo sư Carl Thayer, chuyên gia về Việt Nam thuộc Học viện Quốc phòng Úc, nhắc lại rằng vào năm 2007 ông nhận được thông tin là tình báo Trung Quốc đã lấy được một bản sao Chiến lược biển của Việt Nam đến năm 2020.
Chiến lược này đề ra kế hoạch gắn nền kinh tế vùng bờ biển với các tài nguyên nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, trong đó có cả dầu khí.
Giáo sư Carl Thayer cho biết, lúc đó phía Trung Quốc đã cảnh cáo các tập đoàn dầu khí phương Tây là nếu giúp Việt Nam khai thác dầu khí, thì quyền lợi của họ ở Trung Quốc sẽ bị tổn hại.
Theo nhật báo Hồng Kông The South China Morning Post, vào năm 2008, Exxon Mobil đã công khai xác nhận những áp lực đó của Trung Quốc. Nhưng giáo sư Thayer nhận định, bằng chính sách « cây gậy và củ cà rốt » mà Hoa Kỳ thi hành với Trung Quốc, phía Bắc Kinh đã ngưng sách nhiễu các tập đoàn dầu khí Mỹ làm ăn với Việt Nam.
Vấn đề là sau những tuyên bố của ông Tillerson về Biển Đông, chưa biết là Trung Quốc sẽ phản ứng ra sao về thỏa thuận vừa được ký giữa Việt Nam với Exxon Mobill, nhất là vì mỏ khí Cá Voi Xanh nằm tại vùng biển đang tranh chấp giữa Việt Nam với Trung Quốc.
Tất cả tùy thuộc phần lớn vào quan hệ Mỹ - Trung dưới thời tổng thống Donald Trump. Hiện giờ Bắc Kinh còn tỏ ra thận trọng, mềm mỏng trước những tuyên bố cứng rắn của các bộ trưởng tương lai cũng như của bản thân ông Trump.
Nhưng chắc chắn là Trung Quốc sẽ không khoanh tay ngồi yên nếu chính quyền mới của Mỹ thi hành một chính sách gây tổn hại cho lợi ích của họ, đặc biệt là tại Biển Đông.
Tin mới
- Thế hệ Y : « Bài toán khó» cho các nhà quản lý doanh nghiệp - 18/01/2017 19:27
- Cựu ngoại trưởng Đức : Trung Quốc sẽ hưởng lợi lớn với trật tự thế giới mới - 18/01/2017 18:46
- Công ty Mỹ tại Trung Quốc ngán ngẩm cản lực trong kinh doanh - 18/01/2017 17:44
- Tu viện cổ ở Thủ Thiêm vẫn bị ép phải di dời để xây khu đô thị mới - 17/01/2017 23:57
- Tân Tổng thống Donald Trump sẽ được dân Mỹ chào đón như thế nào? - 17/01/2017 20:13
- Chiến tranh thương mại Mỹ- Trung : kịch bản ít có khả năng xảy ra - 17/01/2017 19:30
- Điểm Báo Pháp Quốc Ngày 17-01-2017 - 17/01/2017 17:06
- Donald Trump tìm cách đưa các nhà báo ra khỏi Nhà Trắng - 17/01/2017 16:32
- Nghệ sĩ ly khai Nga Pavlenski muốn tị nạn chính trị tại Pháp - 17/01/2017 16:00
- Chủ tịch Trung Quốc khai mạc Diễn đàn Kinh tế Thế giới Davos - 17/01/2017 15:51
Các tin khác
- Canada lên tiếng về vụ phá dỡ Tu Viện Dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm - 17/01/2017 01:15
- Điểm Báo Pháp Quốc Ngày 16-01-2017 - 16/01/2017 22:06
- Số phận thỏa thuận hạt nhân Iran nằm trong tay Trump - 16/01/2017 21:49
- Hàng chục dân biểu Mỹ tuyên bố tẩy chay lễ tuyên thệ của Donald Trump - 16/01/2017 21:38
- Châu Âu phản ứng mạnh mẽ vì D.Trump coi NATO đã « lỗi thời » - 16/01/2017 18:58
- Công nghệ Pháp giúp hiện đại hóa Bệnh viện Cần Thơ - 16/01/2017 18:21
- Chuyên gia Pháp : Trung Quốc rõ ràng đang quân sự hóa Biển Đông - 16/01/2017 18:01
- Hàn Quốc: Tư pháp muốn bắt giam chủ tập đoàn Samsung - 16/01/2017 17:25
- Ấn Độ bán vũ khí cho Việt Nam: Bắc Kinh dọa New Delhi và ép Hà Nội - 16/01/2017 16:05
- Chính quyền Ý đồng ý với Giáo Hội Công Giáo nhận 500 người tị nạn - 16/01/2017 00:07