Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Mỹ : Công bố đoạn video người da đen bị bắn chết tại Charlotte

usa-police-black

Biểu tình tại Charlotte, bang Bắc Carolina đêm 23/09/2016.
REUTERS/Mike Blake

Bốn ngày sau cái chết của Keith Lamont Scott, đoạn băng video thu hình lúc nạn nhân bị cảnh sát bắn hạ được công bố trên đài truyền hình NBC.

Chính quyền thành phố Charlotte, bang Bắc Carolina, tới nay vẫn từ chối tiết lộ đoạn video nói trên, viện cớ tránh gây trở ngại cho cuộc điều tra.

Ngày 23/09/2016 Rakeyia Scott cho công bố đoạn video thu hình lúc bà và chồng bị cảnh sát bao vây.
 Người ta nghe rõ tiếng van xin « đừng bắn » của bà. Bà cũng nói với cảnh sát là chồng mình không mang vũ khí trên người và ông có vấn đề về tâm lý.

Theo giới bình luận đoạn video vừa được công bố đem lại một cái nhìn mới về những gì đã xảy ra trong đêm ngày 21/09/2016 khi Keith Lamont Scott bị bắn chết, nhưng vẫn không cho phép trả lời câu hỏi chính : liệu nạn nhân có mang súng theo trên người hay không.

Ứng cử viên tổng thống Mỹ của đảng Dân Chủ Dân chủ, bà Hillary Clinton dự trù đến Charlotte vào ngày mai 25/09/2016, nhưng vào giờ chót, bà đã phải dời lại vài ngày dự định đó.
Về tình hình tại chỗ, theo tường thuật của đặc phái viên đài RFI, Anne Corpet, đêm qua, một lần nữa công đồng người Mỹ da đen tại thành phố Charlotte đã xuống đường đòi công lý cho Keith Lamont Scott, nhưng bạo động đã không xảy ra :

« Có khoảng vài trăm người thay nhau tuần hành và hô to khẩu hiệu đòi công lý.
Đại đa số là thanh niên còn trẻ tuổi. Jess, 72 tuổi, là một trong những người già nhất trong đám đông.
Ông nói, dù tuổi cao nhưng ông vẫn phải có nhiệm vụ đến đây để phản đối việc trên khắp nước Mỹ, thanh niên da đen là nạn nhân của cảnh sát Hoa Kỳ.

 Đoàn người biểu tình chất vấn nhân viên bảo đảm trật tự an ninh : vì sao các ông đeo súng khi không có bạo động ?

Một viên cảnh sát theo dõi đoàn biểu tình từ xa, ông không hề nao núng hay lo ngại, mà cho rằng, mọi người có quyền tự do bày tỏ chính kiến, nói lên phẫn nộ. Đó là điều khoản đầu tiên trong bản Hiến pháp Hoa Kỳ, với điều kiện là tất cả phải diễn ra một cách ôn hòa.

Ở trên cao, bốn chiếc trực thăng bay lượn trên bầu trời để quan sát đoàn biểu tình. Trước cửa các cơ sở được coi là nhậy cảm đều có nhân viên an ninh đeo súng đứng canh chừng ».


Switch mode views: