Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Máy bay chiến đấu J-15 gặp nạn: Cú giáng mạnh vào tham vọng của hải quân Trung Quốc

Dân trí-  Vụ tai nạn gây chết người hồi tháng 4 có thể là một đòn giáng mạnh vào dự án phát triển máy bay chiến đấu J-15 và phủ bóng chiến lược biển xanh cũng như chương trình tàu sân bay của hải quân Trung Quốc.

J-15 TQ


Một máy bay J-15 luyện tập cất cánh từ tàu sân bay Liêu Ninh (Ảnh: Xinhua)

Truyền thông nhà nước Trung Quốc ngày 27/7 lần đầu tiên xác nhận rằng một máy bay chiến đấu nội địa J-15, được phát triển cho tàu sân bay, đã gặp nạn trong một cuộc huấn luyện hồi tháng 4.

J-15 là máy bay chiến đấu chủ đạo của tàu sân bay Liêu Ninh, vốn được tân trang từ một tàu sân bay cũ của Ukraine, và các tàu sân bay nội địa tiên tiến đang được chế tạo.

Đài phát thanh quốc gia Trung Quốc hôm qua đưa tin, một phi công J-15 giỏi của không quân Trung Quốc đã thiệt mạng sau khi mất kiểm soát chiếc máy bay chiến đấu trong một cuộc huấn luyện giả định hạ cánh trên tàu sân bay tại một căn cứ nội địa không được tiết lộ.

“Khi phi công Zhang Chao điều khiển một máy bay chiến đấu trong một cú hạ cánh mô phỏng trên tàu sân bay vào ngày 27/7, anh này đã gặp trục trặc với hệ thống kiểm soát bay”, bản tin cho biết.
“Vào thời khắc quan trọng, Zhang đã nỗ lực hết sức để cứu máy bay. Nhưng khi các nỗ lực thất bại, phi công đã nhảy dù và tử vong do một vết thương trong khi tiếp đất”.

Giới chuyên gia cho rằng vụ tai nạn có thể là một bước lùi đối với sự phát triển J-15 và phủ bóng chiến lược biển xanh cũng như chương trình tàu sân bay của hải quân Trung Quốc.
Tờ Thời báo Hoa nam Buổi sáng ngày 28/7 dẫn lời chuyên gia quân sự tại Macao Antony Wong Dong cảnh báo rằng vụ tai nạn chết người trên cho thấy J-15 không đạt chuẩn để trang bị cho tàu sân bay, điều có thể là một sự thất vọng lớn đối với hải quân Trung Quốc.

ZhangChao-phicong

Phi công Zhang Chao đã thiệt mạng trong vụ tai nạn máy bay J-15 (Ảnh: Nhân dân Nhật báo)

“Giống các vụ tai nạn xảy ra trong quá trình bay thử nghiệm Su-27 vào những năm 1980, lý do đằng sau vụ tai nạn J-14 có thể là một thất bại trong hệ thống kiểm soát bay hoặc một vấn đề về chất lượng sản xuất”, ông Wong nói.

Tạp chí quốc phòng Kanwa tại Canada hồi tháng 1 đưa tin rằng chương trình phát triển J-15 bị tụt hậu xa so với các yêu cầu của hải quân Trung Quốc, với việc hãng chế tạo máy bay - Tập đoàn máy bay Thẩm Dương - bàn giao chưa quá 10 máy bay trong thời gian từ 2012-2015.

Một số nhà quan sát quân sự gợi ý rằng quân đội Trung Quốc nên cân nhắc lại việc phát triển J-15, nhưng ông Wong dự đoán điều ngược lại.
 “Vì không có máy bay nào khác thay thế nên tôi nghĩ rằng quân đội Trung Quốc sẽ không từ bỏ kế hoạch mà còn thúc đẩy tiếp tục phát triển J-15”, nhà phân tích nói.

Đài phát thanh quốc gia Trung Quốc cho hay, phi công Zhang, 29 tuổi, người ở tỉnh Hồ Nam, chỉ mới được thăng hàm thiếu tá hải quân trong tháng này.
Bộ Quốc phòng Trung Quốc hồi năm ngoái cho biết, Bắc Kinh đang chế tạo tàu sân bay thứ 2, chiếc đầu tiên được chế tạo tại Trung Quốc.

Máy bay này có thể sử dụng thiết kế cất cánh kiểu nhảy cầu mà các nhà thiết kế nói là phù hợp với J-15.
Các nhà phân tích dự đoán, tàu sân bay này có thể được đưa vào sử dụng vào năm 2020.

Switch mode views: