Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Ngân Hàng Thế Giới : Trung Quốc kéo kinh tế châu Á đi xuống

asia-businesssentiment

Một xưởng lắp ráp xe hơi tại Thanh Đảo, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc ngày 01/03/2016. Trung Quốc tăng trưởng chậm tác động đến các nền kinh tế cả châu Á.
Reuters/INSEAD

Theo báo cáo của Ngân Hàng Thế Giới về tình hình châu Á –Thái Bình Dương được công bố ngày 11/04/2016, tăng trưởng của khu vực liên tục giảm cho tới năm 2018.

Trung Quốc tăng trưởng chậm tác động đến các nền kinh tế chung quanh.

Riêng các nước Đông Nam Á, đặc biệt là Việt Nam và Philippines lại có tỷ lệ tăng trưởng vững chắc.

Ngân Hàng Thế Giới dự báo tổng sản phẩm nội địa của khu vực trong năm nay tăng 6,3 %, thấp hơn so với năm ngoái 0,2 điểm và sẽ con tiếp tục giảm để chỉ đạt 6,2 % trong hai năm 2017 và 2018.
Đây là hậu quả của việc kinh tế Trung Quốc tăng trưởng chậm lại.

GDP Trung Quốc sẽ chỉ tăng 6,7 % trong năm nay và 6,5 % cho hai năm sắp tới. Đây là cái giá Bắc Kinh phải trả trong lúc đang tiến hành công cuộc cải tổ về cơ cấu, giảm bớt mức độ lệ thuộc vào xuất khẩu, phát triển các mảng dịch vụ, chuyển từ một nền công nghiệp nặng sang các công nghệ tiên tiến.

Liên quan trực tiếp đến các nước Đông Nam Á, Ngân Hàng Thế Giới chờ đợi GDP của các nền kinh tế này sẽ gia tăng trong ba năm sắp tới, đang từ 4,7 % trong năm 2015, tăng lên thành 4,8 và 4,9 trong các tài khóa 2016 và 2017-2018.

Vẫn báo cáo của định chế tài chính đa quốc gia này nhấn mạnh, Philippines và Việt Nam là hai nước có tỷ lệ « tăng trưởng vững chắc » nhất.
GDP của cả Việt Nam lẫn Philippines có triển vọng tăng trên 6 % trong năm nay. Ngân Hàng Thế Giới chờ đợi GDP của Việt Nam tăng theo thứ tự 6,5- 6,4 và 6,3 từ nay đến 2018.

Ngân Hàng Thế Giới nhắc lại, năm ngoái, các nước đang phát triển tại châu Á Thái Bình Dương đã đem lại tới 2/5 tăng trưởng cho toàn cầu, nhờ vào " chính sách kinh tế vĩ mô thận trọng, và nỗ lực kích thích tiêu thụ nội địa".

Nhưng để duy trì được đà tăng trưởng đó các quốc gia trong vùng cần đẩy mạnh cải tổ, đặc biệt là vào lúc khu vực vẫn phải « đối mặt với nhiều rủi ro », chẳng hạn như là những chuyển biến trên thị trường Trung Quốc.

Switch mode views: