Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Tại Hiroshima, ngoại trưởng Mỹ kêu gọi xóa bỏ bom nguyên tử

g7-japan 4

Ngoại trưởng Mỹ John Kerry (G) cùng ngoại trưởng Nhật Fumio Kishida (T) và đồng nhiệm Anh Philip Hamond đặt vòng hoa tại bảo tàng Hòa Bình, Hiroshima ngày 11/04/2016.
REUTERS/Kyodo

Không chính thức xin lỗi Nhật Bản về thảm họa bom nguyên tử mà Mỹ ném xuống Hiroshima hồi năm 1945,  ngày 11/04/2016, khi tới thăm bảo tàng Hòa bình của thành phố, ngoại trưởng Mỹ John Kerry bày tỏ xúc động trước nỗi kinh hoàng trong quá khứ rằng Hiroshima là bằng chứng rõ rệt nhất cho thấy « thế giới cần hủy diệt vũ khí nguyên tử ».

Đối với ngoại trưởng Nhật Bản, Fumio Kishida, người sinh trưởng tại Hiroshima coi hôm nay là một ngày « lịch sử » đối với nước Nhật.

Thông tín viên RFI Frédéric Charles từ Tokyo gửi về bài tường trình :

Trước hết ngoại trưởng Mỹ John Kerry viếng thăm bảo tàng Hòa Bình Hiroshima.
Đây là nơi lưu lại tất cả những dấu tích kinh hoàng khi quân đội Mỹ thả quả bom nguyên tử đầu tiên nhắm vào thường dân.

Nhiều hình ảnh khủng khiếp của những nạn nhân bị bỏng vì bom hạt nhân.
70 năm sau sự kiện đau thương này, trong những bệnh viện của thành phố, vẫn còn nhiều người đang phải đối mặt với chứng bệnh ung thư do nhiễm xạ.

Bảo tàng Hòa Bình của thành phố cũng là nơi triển lãm những hình ảnh về Hiroshima trước khi bị ném bom nguyên tử.
 Đó là thời kỳ quân đội Nhật hoàng kiểm soát thành phố và cũng từng gieo rắc kinh hoàng cho dân cư Hiroshima.

Có mặt tại Hiroshima ông John Kerry không có một lời xin lỗi. Tới nay, Hoa Kỳ vẫn xem hai quả bom nguyên tử thả xuống Hiroshima và sau đó là Nagasaki là việc làm ‘cần thiết’ để buộc Nhật Bản đầu hàng, chấm dứt chiến tranh.

Ngày nay phần lớn thiếu niên Nhật không biết đích xác ngày mà Hiroshima bị trúng bom nguyên tử. Cho nên, sự hiện diện của ngoại trưởng Mỹ tại thành phố này góp phần gìn giữ ký ức về quá khứ đau thương đó.

Có tin cho là tổng thống Hoa Kỳ, Barack Obama, giải Nobel Hòa Bình 2009 sẽ viếng thăm Hiroshima nhân sự kiện ông đến Nhật Bản dự thượng đỉnh G7 vào tháng 5/2016.
Đến nay chưa một vị tổng thống đương nhiệm nào của Hoa Kỳ dừng chân ở Hiroshima.

Ký ức về Hiroshima thậm chí đã bắt đầu phai nhạt đối với đương kim thủ tướng Nhật Bản, Shinzo Abe.
Bản Hiến Pháp chủ hòa của Nhật đã được diễn giải lại.
Ngoài ra Tokyo còn chủ trương duy trì khả năng nguyên tử, để trong trường hợp cần thiết Nhật Bản có thể chế tạo vũ khí hạt nhân.

Switch mode views: