Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Người nổi tiếng trong tâm điểm mối quan hệ Cuba-Hoa Kỳ

CELIA3

Một dĩa hát của "Nữ hoàng Salsa" Celia Cruz
D.R

Từ khi Hoa Kỳ và Cuba thông báo xích lại gần nhau, nhiều người nổi tiếng Mỹ đã đổ tới La Habana.

Trong suốt nửa thế kỷ, bằng hoạt động hay quá trình đấu tranh của mình, rất nhiều nghệ sĩ đã ghi lại dấu ấn trong mối quan hệ đầy biến động giữa hai nước.

Từng đặt chân tới La Habana kể từ khi Mỹ và Cuba cải thiện quan hệ có nữ ca sĩ nhạc Pop Katy Perry, ca sĩ nhạc Rock Ozzy Osbourne, đạo diễn Spike Lee, võ sĩ quyền anh Floyd Mayweather, ngôi sao của câu lạc bộ NBA Carmelo Anthony, người dẫn chương trình truyền hình Conan O’Brian hay Paris Hilton…

Việc các ngôi sao Mỹ đã đến thăm Cuba trong những tháng gần đây đánh dấu sự thay đổi quan trọng trong tư tưởng của người Mỹ về hòn đảo.

Trong khoảng thời gian dài, chế động cộng sản và những lời phát biểu khích động của cựu chủ tịch Fidel Castro khiến người Mỹ có ác cảm với hòn đảo, đặc biệt là trong cộng đồng người Mỹ-Cuba tại Florida.

Nữ ca sĩ Gloria Estefan hiện 58 tuổi, con gái một vệ sĩ của nhà độc tài Fulgencio Batista từng chạy trốn khỏi cuộc cách mạng Castro, là một trong những biểu tượng của cộng đồng luôn thể hiện sự căm ghét chế độ Castro.

Trong buổi phỏng vấn hồi tháng 10/2015 với tuần báo People của Mỹ, tác giả của bài ca « Mi tierra » (Mảnh đất của tôi) còn thề là bà sẽ không bao giờ biểu diễn tại Cuba « chừng nào chính phủ hiện nay vẫn cầm quyền ».

Một người nổi tiếng khác chuyên bài xích chế độ Cuba cộng sản, là nghệ sĩ Andy Garcia, rời khỏi hòn đảo khi anh mới 5 tuổi.

Vào tháng 03/2016, trên nhật báo Tây Ban Nha El Pais, nghệ sĩ 59 tuổi theo đảng Cộng hòa, từng tham gia nhiều bộ phim nổi tiếng như « Parrain 3 » và « Ocean’s Eleven », vẫn tỏ ra phản đối việc Mỹ và Cuba xích lại gần nhau, theo khởi xướng của chính quyền tổng thống Barack Obama từ cuối năm 2014.

Trước đó, « Nữ hoàng nhạc Salsa » Celia Cruz đã rời đất nước vào năm 1960, khi 36 tuổi. Cho tới khi bà mất vào năm 2003, bà vẫn giữ thái độ chống chế độ Cuba.
 Chính vì vậy, giọng hát vàng của bà không được phát trên các làn sóng phát thanh trên hòn đảo.
Trái lại, phía Mỹ lại có rất nhiều người đã đi ngược lại phong trào chống Cuba vào thời điểm mà làn sóng này vẫn mạnh mẽ.

Hình ảnh được cho là gây sốc nhất có lẽ là vào cuối bộ phim tài liệu gây nhiều tranh cãi và tỏ ra thân với « Chỉ huy » (Comandante), được phát hành vào năm 2003, đạo diễn Oliver Stone đã ôm Fidel Castro và chúc ông sống lâu.

Diễn viên Sean Penn, thường quen với các cuộc phỏng vấn đầy ấn tượng, đã đến gặp chủ tịch Raul Castro tại La Habana vào cuối năm 2008, và đã công bố một trong số các bài phỏng vấn duy nhất chủ tịch Cuba từ khi ông kế nhiệm người anh trai vào năm 2006.

Dù yêu mảnh đất Cuba và người dân ở đây, nhà văn Ernest Hemingway, từng được trao giải Nobel Văn học, phải giữ khoảng cách với chế độ Castro.
Từ năm 1939 đến 1960, nhà văn Mỹ có nhiều khoảng thời gian sống gần La Habana, nơi ông viết « Ông lão và biển cả », một trong những kiệt tác của mình.

Rời Cuba một năm trước khi qua đời vào năm 1961, nhà văn phiêu lưu từng viết : « Tôi yêu đất nước này và tôi cảm thấy thoải mái như ở nhà ; và nơi mà một người cảm thấy giống như ở nhà, thì ngoài nơi người ấy sinh ra, sẽ là nơi giành cho người đó ».
 

Switch mode views: