Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Việt Nam cần nỗ lực chống đập Don Sahong tại Lào

site-of-donsahong



Nơi dự kiến xây đập Don Sahong, trên dòng kênh Hou Sahong, miền Nam Lào.
@international rivers


Chính phủ Lào đã phớt lờ phản đối của Việt Nam và Cam Bốt để đẩy mạnh dự án xây dựng đập thủy điện thứ hai trên dòng chính sông Mêkông : Đập Don Sahong, gần biên giới Cam Bốt.

Công trình có khả năng được khởi đọng ngay vào tháng 12/2014. Một khi được xây xong, con đập này sẽ tác hại nghiêm trọng đến sinh kế của người dân, đặc biệt là tại Cam Bốt và Việt Nam.

Giới bảo vệ môi trường cho rằng hai quốc gia này cần nỗ lực nhiều hơn để ngăn cản dự án Don Sahong.

Vào tháng 09/2013, Lào đã đơn phương loan báo quyết định cho xây đập Don Sahong mà không hề tiến hành việc tham khảo ý kiến các láng giềng cùng ở trong Ủy hội Sông Mêkông.
 Vientiane cho biết sẽ hoàn tất công trình vào đầu năm 2018.

Phía Việt Nam, Cam Bốt và Thái Lan đã lập tức đòi chính phủ Lào phải hoàn tất tiến trình tham vấn trước, trước khi xúc tiến dự án, nhưng yêu cầu này như đã bị Lào bỏ ngoài tai.

Trong bản thông cáo báo chí công bố hôm 18/03/2014, hội Sông ngòi Quốc tế (International Rivers) đã tiết lộ rằng Lào đã bắt đầu xây dựng đường và cầu dẫn đến khu vực xây đập, và đã loan báo công khai rằng công việc xây dựng « toàn diện » sẽ bắt đầu vào đầu tháng 12/2014.

Như vậy là Lào đã bất chấp thái độ dè dặt của Việt Nam, phản ứng dữ dội hơn của Cam Bốt và những lời lên án đồng loạt của các tổ chức dân sự và các hiệp hội bảo vệ môi trường, để xúc tiến một công trình được đánh giá là sẽ cực kỳ nguy hại, vì đánh thẳng vào nguồn cá, tối quan trọng cho khoảng 60 triệu người sống nhờ dòng sông.

Do vị trí của con đập này, nằm trên kênh Hou Sahong, vùng thác Khone, cách biên giới Cam Bốt khoảng 2 cây số, cư dân Cam Bốt được cho là sẽ bị tác hại nặng nhất, kế đến là dân sống tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long ở Việt Nam. Theo giới nghiên cứu, ngay cả dân Lào cũng sẽ bị thiệt hại.

Trong một công trình viết từ năm 2011, ông Nguyễn Đức Hiệp, chuyên gia mội trường tại Úc, đã từng nêu bật tính chất nguy hại của đập Don Sahong, vì được xây dựng ngay tại một nơi được loài cá dùng để đi ngược lên nơi sinh sản.

Trong bài "Dự án xây đập thủy điện Don Sahong (Nam Lào) và ảnh hưởng môi trường", đăng trên trang web vietecology.org ngày 24/11/2011, chuyên gia Nguyễn Đức Hiệp phân tích :
« Thác Khone là nút điểm mà các loài cá thiên cư đi từ hạ nguồn ở Cam Bốt và Việt Nam lên thượng nguồn ở Lào để sinh sản. Để vượt lên thượng nguồn các loài cá dùng các kênh (hay hẻm) nước.

Ngay tại thác Khone chỉ có vài hẻm nước là cá có thể lội lên được đến thượng nguồn ở Lào, trong đó có hẻm nước Hou Sahong dài 7km từ đảo Don Sahong (Don tiếng lào có nghĩa là đảo) đến đảo Don Sadam là quanh năm cá có thể lội ngược vượt dòng nước vì hẻm nước này đủ rộng trong mùa khô và không có thác nào trên chiều dài hẻm so với các hẻm khác ».

Do việc đập Don Sahong lại được xây ngay trên dòng Hou Sahong nên tính chất nguy hại rất cao. Chuyên gia Nguyễn Đức Hiệp nêu bật :
« Đập xây gần thác Khone sẽ thay đổi nhịp chảy và các dòng chảy ở khu vực thác Khone và các đảo trên thác. Điều này sẽ dẫn tới sự giảm sút sinh sản của bao loài cá và có nguy cơ sẽ làm nhiều loài tuyệt chủng, ảnh hưởng đến nguồn lợi thủy sản và đời sống của bao nhiêu cư dân trong vùng, nhất là ở Cam Bốt ».

Để hiểu rõ thêm về tính chất nguy hại đập Don Sahong, cụ thể đối với Việt Nam, RFI đã phỏng vấn chuyên gia Nguyễn Đức Hiệp.

Đối với ông Hiệp, Don Sahong có thể còn nguy hiểm hơn cả đập Xayaburi được Lào xây dựng trước đó, cũng trên dòng chính sông Mêkông, và cũng theo chủ trương « ai chống thì chống, còn ta xây thì cứ xây ».

Nếu Lào đã biết rút kinh nghiệm từ vụ Xayaburi, không cần tham khảo ý kiến các láng giềng trước, thì các lân bang như Việt Nam hay Cam Bốt phải vận động quần chúng và dư luận để tăng cường sức ép lên Vientiane.

Sau đây là bài phỏng vấn chuyên gia Nguyễn Đức Hiệp :
Chuyên gia môi trường Nguyễn Đức Hiệp tại Úc
"Đập Don Sahong khác đập Xayaburi ở miền Trung Lào một chút. Don Sahong ở gần với biên giới Cam Bốt, là nơi chuyển tiếp từ miền Hạ Lào đi xuống đồng bằng. Nơi này có thác Khone rất lớn, và rất nhiều kênh rạch chảy xuống.

Đập Don Sahong nằm trên kênh Hou Sahong, là dòng duy nhất chảy trong tất cả mọi mùa, cả mùa mưa lẫn mùa nắng, còn các dòng khác thì không có trong mùa khô. Chính vì vậy mà Don Sahong có vị trí yết hầu... cho cá từ đồng bằng Cam Bốt hay Việt Nam đi lên trên Trung Lào để sinh sản.

Nếu làm đập trên dòng chảy này, thì hầu như không còn đường nào, nhất là vào mùa khô, để cho cá ngược dòng lên trên thượng nguồn để sinh sản, cho nên đập Don Sahong rất nguy hiểm..."


Switch mode views: