60 năm Hiệp định Roma : Tương lai nào cho Liên Hiệp Châu Âu ?
- Chúa Nhật, 26 tháng Ba năm 2017 06:29
- Tác Giả: RFI
Biểu tượng chào mừng Liên Hiệp Châu Âu- Roma ngày 25/03/2017.
Reuters
Vào lúc 27 nước thành viên tập hợp về thủ đô nước Ý kỷ niệm Hiệp định Roma được ký kết ngày 25/03/1957, cách nay đúng 60 năm, Liên Hiệp Châu Âu đang bị chia rẽ sâu rộng.
Khủng hoảng kinh tế kéo dài khiến công luận hoài nghi về những hứa hẹn thịnh vượng chung.
Ngày 25/03/1975 tại Roma, Pháp, Đức, Bỉ, Ý Luxembourg và Hà Lan đã ký hai hiệp ước khai sinh Cộng Đồng Kinh Tế Châu Âu (CEE) và Cộng Đồng Châu Âu về Năng Lượng Nguyên Tử (CCEA).
Chính thức có hiệu lực vào tháng 1/1958, cả hai hiệp định nói trên mở đường cho Liên Hiệp Châu Âu ra đời. Từ sáu nước ban đầu, Cộng Đồng Châu Âu nhiều lần đổi tên và kết nạp thêm các thành viên mới, để trở thành Liên Hiệp Châu Âu ngày nay, bao gồm tổng cộng 28 quốc gia -cho đến khi Anh Quốc chính thức rời Liên Hiệp, với hơn 500 triệu dân.
Liên Hiệp Châu Âu bước vào cái tuổi 60 với nhiều thách thức
Tháng 6/2016 đa số dân Anh đòi bước ra khỏi mái nhà chung châu Âu.
Khủng hoảng tài chính và kinh tế từ năm 2008 thổi tới châu Âu, nhiều nước trên Lục Địa Già lao đao: Hy Lạp suýt phải tuyên bố phá sản.
Hơn ¼ dân số trong tuổi lao động ở trên quê hương của nhà hiền triết Socrate không có việc làm. Hệ thống ngân hàng của Tây Ban Nha bị đe dọa, Ý và thậm chí là cả Pháp trong tầm ngắm của giới đầu cơ.
Chín năm sau vụ ngân hàng Mỹ Lehman Brothers phá sản, 20,6 triệu dân trong Liên Hiệp Châu Âu bị thất nghiệp.
Các khuynh hướng bài châu Âu cận kề cánh cửa quyền lực. Phong trào dân tộc chủ nghĩa dâng cao, từ các nước Đông Âu đến Tây Âu.
Đảng cựu hữu bài Châu Âu của ông Geert Wilders trở thành lực lượng chính trị thứ nhì ở Hà Lan sau cuộc bầu cử Quốc Hội tháng 3/2017.
Tại Áo, phe cựu hữu với chủ trương dân túy cũng xuýt nắm được quyền lực.
Trong cuộc vận động tranh cử tổng thống Pháp, đảng Mặt Trận Quốc gia của bà Le Pen đang dẫn đầu các cuộc thăm dò về ý định bỏ phiếu.
Còn tại Đức, thủ tướng Merkel liệu có là thành trình sau bầu cử Quốc vào tháng 9/2017 nữa hay không ?
Sát ngay cổng vào Liên Hiệp Châu Âu, xung đột tại miền đông Ukraina mở ra một cuộc đọ sức giữa Bruxelles với Liên bang Nga ; Đe dọa khủng bố ; Khủng hoảng về di dân, hậu quả trực tiếp từ các cuộc nội chiến tại Syria, Irak, Yemen ; Ẩn số trong quan hệ giữa châu Âu với chính quyền Donald Trump ở Washington … là những hồ sơ nóng bỏng cần được giải quyết.
Thế nhưng vào thời điểm cực kỳ nhậy cảm ấy, thì khối Liên Âu lại bị chia rẽ hơn bao giờ hết.
Điều này thể hiện rõ rệt nhất qua chính sách đón nhận người nhập cư, qua các làn sóng bài châu Âu đang được các đảng cực hữu và cực tả khai thác.
« Những công thức cũ đã mất thời gian tính »
Trả lời báo Le Figaro, số ra ngày 24/03/2017, về tương lai chung của khối Liên Âu cựu ngoại trưởng Pháp Hubert Vedrine và chủ tịch quỹ mang tên cha đẻ của Liên Hiệp Châu Âu Robert Shuman, ông Jean- Dominique Giuliani cùng cho rằng, để tồn tại Châu Âu cần đoạn tuyệt với những công thức từng được dùng trong 60 năm qua.
Nêu lên những lợi ích chung, từ đó đặt ra những luật chơi chung, không còn là phép lạ để người dân ở 28 nước thành viên Liên Hiệp Châu Âu cảm thấy gần gủi với nhau.
Khi mà công luận không còn tin tưởng vào một định mệnh chung, vào một con tàu châu Âu thì đó là yếu tố nghiêm trọng nhất dẫn tới sự tan rã của toàn khối.
Mối nguy hiểm đó, trong mắt cựu ngoại trưởng Vedrine, còn đáng sợ hơn gấp bội lần so với thách thức trên vấn đề người nhập cư, so với những đòn khiêu khích của tổng thống Nga hay những lời lẽ đao to búa lớn của tân tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump.
Chủ tịch Quỹ châu Âu Robert Schuman, Jean- Dominique Giuliani cho rằng đã đến lúc Liên Hiệp Châu Âu cần dừng tiến trình hội nhập để lắng nghe nguyện vọng tha thiết nhất của các dân tộc trong cùng một gia đình.
Những tiếng nói đó muốn gì ?
Họ muốn bảo vệ bản sắc và chủ quyền quốc gia. Nguyện vọng vừa giữ được bản sắc và chủ quyền ấy, không mâu thuẫn với tình cảm tốt đẹp đối với châu Âu.
Cựu ngoại trưởng Pháp kết luận : Lờ những nguyện vọng đó hay không thay đổi phương pháp làm việc của châu Âu là một tính toán mạo hiểm.
Ngược lại ông Vedrine cho rằng, công dân châu Âu vẫn thiết tha với mái nhà chung đã có và cảm tình đó đủ vững mạnh để mọi người cùng nhau « định nghĩa lại » về một tương chung lai chung.
Related news items:
Tin mới
- Bầu cử tổng thống Pháp : Thất bại lịch sử của cánh hữu - 24/04/2017 19:16
- Donald Trump : Ba tháng thay đổi thái độ "đến chóng mặt" - 20/04/2017 21:11
- Biển Đông : Chiến lược đi dây của Nga giữa Việt Nam và Trung Quốc - 20/04/2017 19:00
- Châu Á : Quyền lực « cha truyền, con nối » - 17/04/2017 17:42
- Chuyện sắp đánh nhau - 16/04/2017 02:14
- MUA ĐÀN BÀ VN : Ba Tàu Không ưng được đổi lại..!! - 14/04/2017 23:14
- Ngoại giao Mỹ: Quan điểm của Donald Trump quay ngoặt 180° - 14/04/2017 18:38
- Oanh kích vào Syria, Trump chứng tỏ quyết tâm hơn Obama - 08/04/2017 02:55
- Obama hay Trump, ai cũng cần bảo hiểm - 03/04/2017 19:43
- Khi TT Trump giận dỗi, mắng nhiếc người trong nhà - 31/03/2017 21:54
Các tin khác
- Trump Vào Bạch Cung: Thế Giới Chấn Đông, Hoa kỳ Hùng Cường - 12/03/2017 22:24
- Kinh tế Trung Quốc : Tập Cận Bình nói một đàng, làm một nẻo - 07/03/2017 03:41
- THẾ GIỚI KHÔNG NƠI NÀO CHẤP NHẬN DI DÂN LẬU, NHƯNG ĐÒI HỎI TT TRUMP… PHẢI CHẤP NHẬN !!! - 03/03/2017 02:49
- Được làm vua, thua biểu tình! - 26/02/2017 03:12
- Trump: Đánh Trước Đàm Sau - 25/02/2017 00:21
- Những Cái Vô Lý Trong Câu Chuyện Di Dân - 25/02/2017 00:09
- Nếu xảy ra chiến tranh, Trung quốc không có cơ hội ...treo cờ trắng - 20/02/2017 03:11
- CHƯA TỚI 100 NGÀY, TÂN TỔNG THỐNG TRUMP LÀM RUNG RINH THẾ GIỚI !! - 20/02/2017 02:59
- Trump có rất ít lựa chọn trước thách thức tên lửa Bắc Triều Tiên - 13/02/2017 15:16
- ĐƯỢC LÀM VUA, THUA LÀM GIẶC - 02/02/2017 23:52