Xung khắc Riyad-Teheran có nguy cơ kéo Trung Đông vào bạo loạn
- Thứ Hai, 04 tháng Giêng năm 2016 18:25
- Tác Giả: Tú Anh
Người Iran biểu tình gây hỏa hoạn trước sứ quán Ả Rập Xê Út tại Teheran, ngày 02/01/2016.
REUTERS/TIMA/Mehdi Ghasemi
Cuộc tranh giành ảnh hưởng của Iran theo hệ phái Shia và Ả Rập Xê Út theo hệ phái Sunni đã trở thành công khai.
Vụ hành quyết giáo chủ Shia Nimr Baqr al Nimr rơi vào thời điểm xấu nhất, có thể biến thành chiến tranh ủy nhiệm qua các lực lượng Hồi giáo võ trang được Riyad và Teheran bảo trợ và trang bị, từ Irak, Syria, Liban cho đến Yemen cũng như phá hỏng chiến lược liên minh chống khủng bố Daech.
Đối với Teheran, vương triều Ả Rập Xê Út đã « phạm sai lầm nghiêm trọng khi hành quyết giáo chủ Nimr Baqr al Nimr, một chức sắc tôn giáo đáng kính của toàn thế giới Hồi giáo chứ không riêng gì một nước ».
Nhận định này của Thứ trưởng Ngoại giao Iran sau khi Riyad yêu cầu « Ngoại giao đoàn Iran, trong vòng 48 giờ phải rời Ả Rập Xê Út » và lời đe dọa trước đó của Giáo chủ Iran Ali Khamenei « chính quyền Xê Út sẽ bị trời phạt » cho thấy xung khắc giữa hai chế độ có tham vọng lãnh đạo thế giới Hồi giáo không dừng lại ở khẩu chiến.
Đối với Iran, Ả Rập Xê Út làm thiệt hại quyền lợi của khối Ả Rập và Hồi giáo. Hai tội « lớn nhất » là sản xuất dầu khí với khối lượng lớn làm giá nhiên liệu giảm và ủng hộ khủng bố Sunni mà điển hình là Daech.
Ngược lại, Ả Rập Xê Út tố cáo Iran tài trợ cho các tổ chức Hồi giáo Shia cực đoan như phe Houthi ở Yemen, hay Hezbollah ở Liban, trực tiếp can thiệp vào Syria, bảo vệ chế độ Damas.
Bên nào cũng có những lực lượng chính trị và võ trang đồng minh ở Trung Đông.
Tại Irak, giáo chủ Ali Sistani, lãnh đạo tinh thần của hệ phái Shia đã tỏ thái độ thận trọng để lên án Riyad có thái độ « gây hấn » khi hành quyết và bêu xác bốn giáo sĩ Shia ở Ả Rập Xê Út.
Nhiều dân biểu Irak thuộc hệ phái Shia cũng đòi phải xử tử khoảng 60 tù nhân Ả Rập Xê Út đang bị giam tại Irak để trả thù.
Tại Yemen, cuộc nội chiến giữa phe Houthi nổi dậy do Iran tài trợ và chính phủ Yemen được Ả Rập Xê Út và liên minh quân sự Ả Rập hậu thuẩn sẽ gia tăng cường độ.
Vài giờ sau khi Riyad hành quyết các giáo sĩ Shia, liên minh hủy bỏ lệnh ngưng bắn tạm thời tại Yemen.
Viễn cảnh tìm một giải pháp đàm phán dự kiến vào trung tuần tháng Giêng 2016 đã xa dần.
Cũng như ở Yemen, khủng hoảng Syria cũng đang kỳ vọng vào một thỏa hiệp chính trị vào cuối tháng Giêng.
Thế nhưng, khi hành quyết những chức sắc Shia, Ả Rập Xê Út xem Iran là kẻ thù và như vậy dự án Liên minh rộng lớn « chống Daech » trong đó có Nga và Iran tham gia khó có thể thực hiện.
Câu hỏi đặt ra là tại sao Riyad hành quyết một loạt đối lập mà đa số là tín đồ Shia ?
Theo nhà phân tích Pháp Georges Maibrunot, Iran và Ả Rập Xê Út đang leo thang trả đũa nhau.
Cách nay 10 hôm, thủ lĩnh một tổ chức đối lập Syria tên Zarhan Alloush bị không quân Damas giết chết.
Nhân vật này là cột trụ của Ả Rập Xê Út và của « Quân đội Hồi giáo », một tổ chức nổi dậy tại Syria do Riyad tài trợ.
Ngoài việc hành quyết tín đồ Shia để trả thù Iran, Riyad còn có thể gia tăng viện trợ quân sự cho các tổ chức nổi dậy tại Syria thuộc phe Sunni và sẽ làm chiến sự leo thang trong những ngày tới.
Ẩn số duy nhất là liệu Riyad, bất chấp Nga dọa trả thù, có giao tên lửa phòng không địa đối không Stinger cho phe nổi dậy tại Syria hay không ?
Phi công Nga, thời Liên xô, đã từng trả giá nặng vì Stinger trên chiến trường Afganistan.
Khi hành quyết chức sắc Shia, Ả Rập Xê Út trấn an được phe Sunni cực đoan nhất tại Trung Đông đang bất bình « phe Shia cuồng tín ».
Thế nhưng, tính toán của Ả Rập Xê Út có thể lôi kéo cả Trung Đông, đang chìm trong máu lửa, vào vòng xoáy « ăn miếng trả miếng » đầy bất trắc.
Tin mới
- Nga lao đao vì dầu hỏa mất giá. - 11/01/2016 20:03
- Kịch bản giả thuyết của đại hội 12 đảng CSVN - 11/01/2016 04:31
- Nguyễn Tấn Dũng Thích Làm Tổng Thống Cộng Hòa Hay Chỉ Muốn Hạ Cánh An Toàn? - 11/01/2016 04:14
- Miến Điện: Chính phủ mới khó có thể tự do làm ăn với Trung Quốc - 09/01/2016 17:42
- Sân bay Trung Quốc ở Trường Sa : Vỏ dân sự nhưng ruột quân sự - 08/01/2016 16:49
- Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng 'giả chết bắt quạ' - 08/01/2016 00:17
- Thế kẹt của Trung Quốc trong hồ sơ hạt nhân Bắc Triều Tiên - 07/01/2016 17:03
- Cảm nghĩ của một công dân trước hiện tình nguy ngập của đất nước - 06/01/2016 23:55
- Phe Taliban tổng tấn công để gây sức ép đàm phán - 06/01/2016 19:55
- Biển Đông : Bắc Kinh bắt đầu thực hiện ý đồ quân sự hóa Trường Sa ? - 05/01/2016 19:19
Các tin khác
- TPP VÀ DIỄN BIẾN DÂN CHỦ HÓA VIÊT NAM - 03/01/2016 06:56
- Trung Quốc không còn che giấu tham vọng quân sự - 02/01/2016 21:50
- Kinh tế Mỹ sáng sủa, tương lai toàn cầu kém xán lạn - 02/01/2016 05:44
- Ukraina khẳng định sự chuyển hướng sang phương Tây - 01/01/2016 21:32
- Trung Cộng, con cờ của tập đoàn tư bản tài chánh Mỹ gốc Do Thái - 31/12/2015 21:55
- Liệu Cộng đồng kinh tế ASEAN sẽ thành công ? - 31/12/2015 20:23
- Tranh chấp Biển Đông đẩy Việt Nam về phía Mỹ - 31/12/2015 18:45
- Biển Đông: Vai trò mập mờ của Úc - 30/12/2015 18:00
- Việt Nam: Càng ngán Trung Quốc, càng thân với Mỹ. - 29/12/2015 16:47
- Angela Merkel, nhân vật có ảnh hưởng nhất thế giới năm 2015 - 28/12/2015 17:53