Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Hiệp Định Tự Do Mậu Dịch LHCÂ-Nhật Bản bắt đầu có hiệu lực

japan eu trade 1

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe (G) cùng với chủ tịch Ủy Ban Châu Âu Jean-Claude Juncker (T) và chủ tịch Hội Đồng Châu Âu Donald Tusk, ngày 17/07/2018 tại Tokyo.
Koji Sasahara/Pool via Reuters

 

Được ký kết tại Tokyo vào tháng 7 năm 2018, Hiệp Định Tự Do Mậu Dịch giữa Liên Hiệp Châu Âu và Nhật Bản chính thức có hiệu lực kể từ ngày 01/02/2019, xóa bỏ hầu hết các loại thuế quan đối với các doanh nghiệp châu Âu và Nhật Bản.

Với một thị trường bao gồm gần 635 triệu người tiêu dùng, nắm giữ hơn một phần ba GDP toàn cầu, thỏa thuận Liên Hiệp Châu Âu-Nhật Bản được đánh giá là có nhiều tham vọng nhất trên thế giới.

Theo ông Frédéric Sanchez, chủ tịch hiệp hội các doanh nhân Pháp Medef International, Hiệp Định Tự Do Mậu Dịch LHCÂ-Nhật Bản là cơ hội tuyệt vời cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Pháp. Nhật Bản là nước rất ưa chuộng sản phẩm “Made in France”.

“Ngay cả trước khi có hiệp định, 80% các công ty xuất khẩu sang Nhật Bản là các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Nhật Bản có một nền văn hóa chuộng các sản phẩm chất lượng cao, trong lúc Pháp lại có các công ty có khả năng sản xuất các sản phẩm đáp ứng các mong đợi của Nhật Bản các mặt hàng cao cấp và an toàn.”

Trong lúc châu Âu nhìn thấy những cơ hội quan trọng cho ngành công nghiệp nông sản thực phẩm của mình, thì Nhật Bản lại hy vọng đạt được những bước ngoặt kinh tế cho ngành công nghiệp ô tô.

Ông Yoichi Suzuki, người đã đàm phán thỏa thuận về phía Nhật Bản xác định : “Đối ngành xe hơi, mức thuế 10% sẽ được loại bỏ trong khoảng thời gian 7 năm. Nhưng quan trọng hơn, đó là các loại phụ tùng ô tô từng bị đánh thuế từ 4 đến 8%.

Thuế quan trên mặt hàng này sẽ được loại bỏ ngay từ ngày đầu tiên, tạo điều kiện cho hợp tác công nghiệp lớn hơn trong lĩnh vực ô tô”.
Với sự biến mất của hàng rào thuế quan châu Âu, Nhật Bản đang hy vọng tăng được 1% GDP của mình.

 
 
 
 
Switch mode views: