Brexit : Liên Hiệp Châu Âu bác đề nghị của Hạ Viện Anh
- Thứ Tư, 30 tháng Giêng năm 2019 18:46
- Tác Giả: Mai Vân
Thủ tướng Anh Theresa May phát biểu trong một cuộc thảo luận về phương án "B" trước Hạ Viện Anh, Luân Đôn, 29/01/2019.
Reuters TV via REUTERS
Hôm qua, 29/01/2019, Hạ Viện Anh đã thông qua một loạt 7 điều khoản bổ sung vào kế hoạch rời khỏi Liên Hiệp Châu Âu (Brexit), yêu cầu thủ tướng Theresa May thương lượng lại với Bruxelles, nhất là điều khoản « Backstop » liên quan đến Ailen.
Đề nghị của Luân Đôn đã lập tức bị Bruxelles bác bỏ.
Thủ tướng Anh tuyên bố sẵn sàng đi thương lượng lại với Bruxelles, và đây là điều cần phải làm nhanh chóng, vì phải có văn bản thỏa thuận mới trước ngày 13/02, để có thể tiến hành bỏ phiếu ở Nghị viện Anh ngày 14/02/2019.
Các dân biểu Anh cũng thông qua một văn bản bảo đảm sẽ không có trường hợp “Brexit không thỏa thuận”.
Vấn đề là Liên Hiệp Châu Âu tỏ ra dứt khoát không thương lượng lại.
Chủ tịch Hội Đồng Châu Âu Donald Tusk đã bác bỏ ngay yêu cầu đàm phán lại mà Hạ Viện Anh đề nghị.
Hôm nay chủ tịch Ủy Ban Châu Âu Jean-Claude Juncker và đại diện châu Âu đặc trách đàm phán Brexit, Michel Barnier, sẽ phát biểu trước Nghị Viện Châu Âu về Brexit.
Thông tín RFI tại Bruxelles, Piere Bénazet, nhận định tình hình :
"Cuộc bỏ phiếu ở Hạ Viện Anh hôm qua không phải là mở đường cho một cuộc thương lượng mới giữa chính phủ Anh và Châu Âu mà là cho một cuộc đối thoại giữa những người điếc.
Điều đó lại càng cho thấy rõ khả năng No Deal, tức là Anh Quốc sẽ ra khỏi Châu Âu mà không có thỏa thuận.
Vào tối qua, chủ tịch Hội Đồng Châu Âu Donald Tusk, đã lập lại quan điểm được công bố của Liên Âu, là không thể xét lại một thỏa thuận đã được thương lượng gay go suốt 18 tháng.
Khó có triển vọng thủ tướng Anh có được những gì Hạ Viện Anh đòi hỏi, có nghĩa là những nhượng bộ có tính ràng buộc về pháp lý nghiêm ngặt.
Châu Âu không muốn hủy bỏ "Backstop", tức nguyên tắc không thiết lập lại hàng rào biên giới giữa Cộng Hòa Ailen và vùng Bắc Ailen, thuộc Anh), nhưng cũng nhắc lại là thỏa thuận Brexit cũng dự trù những giải pháp thay thế, nếu tìm được.
Dẫu sao thì ông Michel Barnier, nhà đàm phán của Liên Âu, cũng đã từng nói :
Liên Hiệp sẵn sàng xem lại nội dung Tuyên bố chính trị thông qua nhân cuộc họp thượng đỉnh tháng 12/2018, quy định quan hệ tương lai giữa Liên Hiệp Châu Âu và Anh Quốc."
Tin mới
- Hiệp Định Tự Do Mậu Dịch LHCÂ-Nhật Bản bắt đầu có hiệu lực - 01/02/2019 23:30
- Châu Âu lập « cơ chế mậu dịch » với Iran : Một công đôi việc - 01/02/2019 23:22
- Facebook và Twitter xóa hàng loạt tài khoản phao tin giả và độc hại - 01/02/2019 22:21
- Venezuela : Juan Guaido tiếp xúc với Matxcơva và Bắc Kinh - 01/02/2019 22:12
- Venezuela : TT tự phong Juan Guaido giới thiệu kế hoạch thoát khủng hoảng - 31/01/2019 23:03
- Afghanistan: Kabul mất dần quyền kiểm soát trong lúc Mỹ đàm phán với Taliban - 31/01/2019 21:48
- Tin tặc Nga bị tố đánh cắp tài liệu của công tố viên đặc biệt Mỹ - 31/01/2019 20:24
- Tổng thống Donald Trump chê tình báo Mỹ « ngây thơ » - 31/01/2019 20:15
- Mỹ trục xuất về Mêhicô những người Trung Mỹ xin tị nạn đầu tiên - 31/01/2019 17:00
- Biển Đông : Trung Quốc mở trung tâm cứu hộ trên biển ở Trường Sa - 30/01/2019 19:19
Các tin khác
- Canada bắt đầu xem xét cáo buộc của Mỹ đối với lãnh đạo Hoa Vi - 30/01/2019 18:22
- Paris sẽ nhận lại các chiến binh thánh chiến Pháp bị giam giữ ở Syria - 30/01/2019 18:12
- Venezuela : Maduro sẵn sàng tổ chức bầu cử Quốc Hội trước thời hạn - 30/01/2019 17:05
- Hoa Kỳ trừng phạt tập đoàn dầu hỏa Venezuela - 30/01/2019 00:00
- Mỹ mất 11 tỉ đô la vì shutdown - 29/01/2019 23:06
- Nghị viện Anh thảo luận các dự thảo sửa đổi thỏa thuận Brexit - 29/01/2019 19:47
- Afghanistan : Mỹ và Taliban loan báo « sắp » đạt hòa ước - 29/01/2019 19:39
- Báo L’Humanité trước nguy cơ đình bản - 29/01/2019 17:27
- Biến đổi khí hậu : Khi công dân lên tiếng - 29/01/2019 16:59
- Quốc tế tiếp tục thúc đẩy Việt Nam cải thiện nhân quyền - 28/01/2019 18:12