Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Thực hư âm mưu khủng bố đối lập Iran tại Pháp

iran-nuclear-giuliani

Cựu thị trưởng New York, Rudy Giuliani, phát biểu tại cuộc mít tinh của Hội Đồng Kháng Chiến Iran (NCRI), ngày 30/06/2018 tại Villepinte, Pháp.
REUTERS/Regis Duvignau

Sáu nghi can đã bị nhiều nước châu Âu câu lưu, trong đó có tham tán sứ quán Iran tại Áo.

Tất cả bị tình nghi can dự vào âm mưu khủng bố tấn công một cuộc mít-tinh của đối lập Iran hôm thứ Bảy 30/07/2018 ở Villepinte, thành phố ngoại ô Paris, có sự hiện diện của nhiều nhân vật cựu lãnh đạo chính trị và an ninh Mỹ.

Nghi án này rơi đúng vào thời điểm tổng thống Iran sang Áo. Phe ôn hoà tại Teheran rất cần hậu thuẫn của châu Âu bảo vệ hiệp định hạt nhân.

Chuyến viếng thăm của tổng thống Iran Hassan Rohani tại Thụy Sĩ trong hai ngày thứ Hai và thứ Ba và tại Áo kể từ hôm nay 04/07/2018 được Iran xem là « tối quan trọng » trong nỗ lực tìm kiếm hợp tác với châu Âu sau khi Hoa Kỳ rút bỏ hiệp định hạt nhân 2015.

Tuy nhiên, cuộc vận động ngoại giao của tổng thống đại diện phe ôn hòa đã bị tác hại qua sự kiện Assadollah Assadi, tham tán thứ ba của sứ quán Iran tại Vienna, bị Đức bắt giam, theo một lệnh tuy nã quốc tế.

Nhân vật này nằm trong số sáu nghi can bị các nước châu Âu truy nã sau khi phát hiện kịp lúc một âm mưu đánh bom tấn công đại hội thường niên của Hội Đồng Kháng Chiến Iran, quy tụ 5 tổ chức chống chế độ giáo quyền.

 Hai nghi can chính, một nam một nữ, người Iran mang quốc tịch Bỉ, bị bắt đầu tiên. Trong xe của họ mang nửa ký lô chất nổ tự tạo TATP và một bộ phận gây nổ.
Qua lời khai của hai nghi can này, tham tán thứ ba của sứ quán Iran tại Áo bị bắt tại Đức.

John Bolton : Giáo quyền Iran sẽ sụp đổ vào năm 2019

Hàng năm, Hội Đồng Kháng Chiến Iran tổ chức đại hội tại Pháp. Mít-tinh ngày thứ bảy tuần trước quy tụ khoảng 25.000 người, theo bản tin của AFP.
Đây là một liên minh mà cột trụ là Mặt Trận Moujahidin Nhân Dân có một quá trình đấu tranh phức tạp.

Tổ chức này được thành lập từ thời vương triều và đối lập với quốc vương Iran.
Đến năm 1979, khi cách mạng Hồi giáo thành công, Mặt Trận Moujahidin, vì bị đàn áp, quay sang tranh đấu võ trang, lập hậu cần tại Irak và ủng hộ Saddam Husein trong cuộc chiến tranh Irak-Iran trong thập niên 1980.

Tuy theo chủ nghĩa cộng sản, mặc dù theo lệnh của nhà độc tài Irak khủng bố đàn áp người Kurdistan và bị một bộ phận dân Iran xem là phản bội, Mặt Trận Moujahidin Nhân Dân vẫn lọt vào mắt xanh của phe diều hâu tại Hoa Kỳ.

Năm 2011, Washington rút tên tổ chức đối lập Iran này ra khỏi danh sách khủng bố, đổi lại việc tổ chức này tuyên bố từ bỏ đấu tranh võ trang.
Theo tạp chí mạng L’Orient Le Jour, quan hệ của Mặt Trận Moujahidin với Mỹ được củng cố thêm sau khi Donald Trump vào Nhà Trắng.
Trong đại hội năm 2017, John Bolton, cố vấn an ninh tương lai của tổng thống Mỹ, thề rằng « Hội Đồng Kháng Chiến Iran sẽ lên nắm quyền vào năm 2019 ».

Mục tiêu tấn công

Trong đại hội năm nay tại Villepinte, ngoại ô Paris, trên hàng ghế quan khách có nhiều nhân vật có ảnh hưởng tại Mỹ : Rudy Giuliani, cựu thị trưởng NewYork, thân cận với tổng thống Donald Trump, Newt Gingrich, cựu chủ tịch Hạ viện, một trong những lãnh đạo của đảng Cộng Hoà, Louis Freech, cựu giám đốc FBI, tướng George Casey, cựu tổng tham mưu trưởng liên quân Mỹ.

Nhưng Hoa Kỳ không độc quyền ủng hộ Hội Đồng Kháng Chiến, vì còn có hàng chục phái đoàn khác đến từ các nước châu Âu, Canada không kể 2 cựu ngoại trưởng Pháp và hai dân biểu Pháp.

Nghi vấn

Tuy nhiên cho đến bây giờ vẫn còn nhiều nghi vấn chung quanh âm mưu khủng bố Villepinte.
Ngoại trưởng Iran gọi đây là một « âm mưu » phá hoại chuyến công du của tổng thống Iran. Ai muốn phá ?

Một chuyên gia về quan hệ quốc tế và khủng bố phân tích với AFP : chất nổ TATP không phải là vũ khí mà Hezbollah, cánh tay nối dài của chế độ giáo quyền Iran, sử dụng. Đây là chất nổ rất khó chế tạo và khó sử dụng, nhưng là vũ khí hay dùng của tổ chức Nhà Nước Hồi Giáo Daech.

Hậu quả ngoại giao

Câu hỏi then chốt ở đây là những hệ quả ngoại giao của âm mưu khủng bố này.

Trong bối cảnh châu Âu nỗ lực duy trì hiệp định hạt nhân Iran, nếu cuộc điều tra làm rõ có chính quyền Iran liên can vào âm mưu khủng bố, thì rất khó mà tổng thống Pháp và các đối tác châu Âu tiếp tục ủng hộ lập trường Iran.


Switch mode views: