Ông Kỷ còn cho hay, để có được khối tài sản như hiện nay, lúc còn làm thanh tra tỉnh ông phải chạy xe ôm, còn vợ phải làm đủ thứ nghề để kiếm tiền
Cali Today News – Sau khi bị chính quyền phường Ea Tam (thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk) ra lệnh tháo gỡ căn biệt thự khang trang của Phó Ban Tổ chức Tỉnh ủy Đắk Lắk Nguyễn Sỹ Kỷ, dư luận mới té ngữa ra rằng, căn biệt thự to đùng mà gia đình ông Kỷ đang ở là nhờ vào việc tích cóp từ việc chạy xe ôm để kiếm thêm.
Chính quyền phường Ea Tam cho hay, căn biệt thự mà gia đình ông Nguyễn Sỹ Kỷ được xây dựng trên vùng đất nông nghiệp, nơi đó không được chuyển sang thổ cư để xây cất nhà cửa. Là một cán bộ, kinh qua nhiều chức vụ, điều lạ lùng là ông Kỷ lại chẳng biết điều luật này.
Căn biệt thự của ông Kỷ được xây dựng từ năm 1961, do người vợ ông là bà Quách Thị Tuất (sinh năm 1961) đứng tên. Căn biệt thự là một quần thể bao gồm nhiều hạng mục, như: căn biệt thự 2 tầng có diện tích 174m2; nhà lục giá để ăn nhậu, ngắm trăng; hồi bơi có diện tích 153m2; hồ cá để thư giãn với diện tích 80m2…
Căn biệt thự bề thế của Phó Ban Tổ chức Tỉnh ủy Đắk Lắk có được nhờ vào việc chạy xe ôm. Ảnh: Tiền Phong
Do đây là căn biệt thự của lãnh đạo cấp Tỉnh ủy (thuộc cơ quan của đảng Cộng tỉnh Đắk Lắk) cho nên chính quyền phường Ea Tam không dám đụng chạm đến. Họ bèn viết bản phúc trình, gửi đến Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk để xin ý kiến. Trước việc vi phạm, coi thường pháp luật của ông Nguyễn Sỹ Kỷ, chính quyền tỉnh Đắk Lắk muốn xử lý ông nên đã để cho báo chí nhà nước vào cuộc để “dọn đường dư luận”.
Sau khi báo chí vào cuộc, ông Nguyễn Sỹ Kỷ than phiền “sao xung quanh có nhiều nhà dân cũng vi phạm nhưng không bị cưỡng chế, mà chỉ nhằm vào ông”?
Những thắc mắc của ông Kỷ là có lý. Vì xung quanh khu biệt thự của gia đình ông, không phải chỉ có mỗi ông Kỷ là xây dựng trái phép, mà còn có rất nhiều lãnh đạo, cán bộ cấp tỉnh cũng về đây mua đất nông nghiệp rồi xây biệt phủ để khi về hưu hưởng già. Ông Kỷ bị phanh phui chỉ vì ông đã hết thời, bị lãnh đạo kỷ luật, lại sắp về hưu mà chẳng còn quyền lực trong tay.
Ông còn cho biết thêm, căn biệt thự mà vợ chồng ông có được là do thành quả của cả đời làm ăn dành dụm, chẳng dám ăn, chẳng dám mặc của cả hai vợ chồng. Phải chờ đến khi gần về hưu, vợ chồng ông mới dám bung tiền ra để “có nơi chui ra, chui vào”.
Ông Kỷ gốc từ Hà Tĩnh tay trắng vào Đắk Lắk để lập nghiệp, còn vợ ông là giáo viên nhưng sau đó nghỉ dạy ở nhà để trồng cà phê, hoa màu. Ông Kỷ còn cho hay, để có được khối tài sản như hiện nay, lúc còn làm thanh tra tỉnh ông phải chạy xe ôm, còn vợ phải làm đủ thứ nghề để kiếm tiền.
Ông Nguyễn Sỹ Kỷ thời còn làm Chủ tịch huyện Krong Pak. Ảnh: Người Lao Động
Song, theo những tin tức mà chúng tôi thu thập được thì lại chẳng như vậy. Số tiền mà ông Nguyễn Sỹ Kỷ có được hiện nay chẳng phải do chạy xe ôm, hay vợ làm rẫy cà phê, mà nó có được từ việc mua quan tiến chức.
Trên tờ Người Lao Động ra ngày 10/1/2017 cho biết, ông Nguyễn Sỹ Kỷ thời còn làm Chủ tịch huyện Krong Pak đã có rất nhiều sai phạm nên đã bị kỷ luật với hình thức cảnh cáo. Những sai phạm mà ông Kỷ mắc phải, đó là: bổ nhiệm cán bộ, tuyển dụng giáo viên, đầu tư xây dựng. Ông này còn không trung thực trong viêc kiểm điểm.
Thời ông Kỷ làm Chủ tịch huyện Krong Pak (giai đoạn 2011-2015) hàng trăm giáo viên, cán bộ được tuyển dụng vô tội vạ. Đó là những người nằm trong đường dây đút tiền, lo lót để vào làm trong bộ máy nhà nước. Đến nay, khi ông đã rút khỏi Krong Pak, huyện này đang phải đau đầu vì những cán bộ mà ông Kỷ đã nhận tiền, bây giờ không biết phân bổ đi đâu. Cùng với đó, ông cho xây dựng nhà trái phép trên đất nông nghiệp, cho doanh nghiệp xây dựng nghĩa trang trái phép…
Khi trả lời về vấn đề này, ông Nguyễn Sỹ Kỷ cho biết, ngày ông còn làm Chủ tịch huyện Krong Pak, thấy ông làm được việc nên có người cho chai rượu, gói quà chứ làm gì cho tiền để xây nhà.