Tổng thống Miến Điện ủng hộ giảm dần vai trò của quân đội
- Thứ Tư, 26 tháng Ba năm 2014 19:34
- Tác Giả: Anh Vũ
Tổng thống Miến Điện Thein Sein phát biểu tại kỳ họp thứ 9 Quốc hội ngày 26/03/2014.
REUTERS/Soe Zeya Tun
Theo AFP, hôm nay 26/3/2014, Tổng thống Miến Điện nhấn mạnh là vai trò quyền lực của quân đội sẽ phải được « giảm dần » trong tiến trìnH dân chủ hóa đất nước.
Trong khi đó, đối lập cũng mở chiến dịch đòi giới quân sự từ bỏ chi phối chính quyền.
Nhân kỷ niệm ba năm ngày chế độ độc tài quân sự tự giải thể chuyển thành chính phủ dân sự, Tổng thống Thein Sein, bản thân cũng xuất thân từ hàng ngũ tướng lĩnh cũ, đã phát biểu trước Quốc hội rằng :
« Chúng ta phải tìm được sự cân bằng giữa sự chín muồi dân chủ và sự phát triển hòa bình ở địa phương, nhằm giảm dần vai trò của quân đội ».
Ông Thein Sein nói tiếp : « Cộng đồng quốc tế đã quen đánh giá chúng ta là độc tài. Từ giờ, chúng ta đã chuyển thành một đất nước hiến trị. Tất cả chúng ta có nghĩa vụ cùng phát triển hiện trạng này của đất nước ».
Sau gần nửa thế kỷ sống dưới chế độ tập đoàn quân sự, Miến Điện đã có một chính phủ dân sự, tiến hành các cải cách chính trị kinh tế khá ngoạn mục.
Những diễn tiến dân chủ ở Miến Điện đã khiến phương Tây gỡ bỏ gần hết các lệnh cấm vận đối với đất nước này.
Đồng thời Miến Điện còn được hưởng nhiều sự trợ giúp quan trọng của các định chế tài chính quốc tế.
Tuy nhiên, bản Hiến pháp hiện tại vẫn trao nhiều quyền lực cho quân đội. Đặc biệt1/4 ghế trong Quốc hội vẫn được dành cho giới quân nhân.
Lãnh đạo đối lập và là nghị sĩ Quốc hội bà Aung San Suu Kyi đã ngỏ ý muốn ra tranh cử tổng thống Miến Điện vào năm 2015.
Trong khí đó Hiến pháp hiện hành, theo đó cấm người Miến Điện giữ trọng trách lãnh đạo đất nước nếu người đó kết hôn với người ngoại quốc ngoài hay có con mang quốc tịch nước ngoài.
Đây chính là trường hợp của bà Aung San Su Kyi.
Như vậy muốn ra tranh cử tổng thống thì Quốc hội phải sửa đổi Hiến pháp.
Để là được điều đó thì lại phải được trên 75% đại biểu Quốc hội thông qua, tức là nhất thiết phải có sự ủng hộ của giới quân đội.
Hiện tại việc sửa đổi Hiến pháp vẫn bế tắc do có nhiều tranh cãi trong Quốc hội.
Tin mới
- Người Việt và TQ phạm tội kỷ lục ở Nhật - 27/03/2014 21:40
- Mỹ-Hàn tập trận quy mô nhất từ hai thập kỷ - 27/03/2014 19:22
- Trung Quốc tăng cường an ninh mạng - 27/03/2014 19:16
- Vệ tinh Thái Lan phát hiện 300 vật nghi là mảnh vỡ của MH370 - 27/03/2014 17:00
- Cắt giảm ngân sách quốc phòng ảnh hưởng tới quân lực Mỹ ở Á Châu - 26/03/2014 23:29
- Thêm 10 quan chức Bộ giao thông vận tải 'giải trình' ăn hối lộ - 26/03/2014 23:21
- Việt Nam “mơ” xuất cảng xe hơi trước năm 2018 - 26/03/2014 23:02
- Quốc hội Mỹ rút bỏ dự án cải cách Quỹ Tiền tệ Quốc tế - 26/03/2014 22:34
- Tại La Haye, cận vệ của Tổng thống Obama say rượu bị đuổi về nước - 26/03/2014 19:55
- Hạn chế xuất khẩu đất hiếm: Trung Quốc vi phạm quy định WTO - 26/03/2014 19:40
Các tin khác
- Máy bay MH 370: Vệ tinh phát hiện hơn 100 vật thể tại Ấn Độ Dương - 26/03/2014 19:28
- Cựu lãnh đạo phong trào phản kháng Ô Khảm xin tị nạn tại Mỹ - 26/03/2014 19:23
- Việt Nam: Linh hồn trẻ thơ và những nấm mộ không tên - 26/03/2014 18:23
- Đức Thánh Cha kêu gọi những người mafia hoán cải - 26/03/2014 03:47
- Nga bị loại khỏi G8 - 25/03/2014 23:29
- Bắc Triều Tiên răn đe Mỹ bằng hạt nhân - 25/03/2014 22:42
- Chủ tịch Trung Quốc đến Pháp - 25/03/2014 22:36
- Thông điệp nhân quyền tại Trung Quốc của phu nhân tổng thống Mỹ - 25/03/2014 22:29
- Kiev quyết định triệt thoái lực lượng ở Crimée - 24/03/2014 19:50
- Bầu cử địa phương tại Pháp : tỷ lệ vắng mặt cao, phe cực hữu thắng lớn - 24/03/2014 19:17