Kiểm duyệt mạng Twitter, thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ bị lên án
- Thứ Sáu, 21 tháng Ba năm 2014 19:28
- Tác Giả: Tú Anh
Một điện thoại smartphone Samsung Galaxy S4 với thông tin Twitter không truy cập được, 21/03/2014.
REUTERS
Đêm hôm qua 20/03/2014, bộ bưu điện viễn thông Thổ Nhĩ Kỳ phong tỏa mạng xã hội Twitter. Đây là biện pháp đối phó và trừng phạt cộng đồng mạng sau khi nhiều đoạn điện thoại nghe trộm được công bố trên mạng tố cáo thủ tướng Erdogan dính líu vào một vụ tham nhũng.
Vào đầu tháng này, thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Recep Erdogan đe dọa cấm cửa YouTube và Facebook sau khi các mạng xã hội loan tải một số đoạn băng điện đàm mà theo đó người đứng đầu chính phủ Ankara có hành vi tham ô.
Tối hôm qua, Bộ bưu điện viễn thông cho biết theo lệnh của tòa án, chận truy cập vào Twitter.
Lệnh cấm này ban hành vào lúc Thổ nhĩ Kỳ sắp bầu lại chính quyền địa phương vào hai tuần tới đây, một cuộc bầu cử được xem là « trưng cầu dân ý » ủng hộ hay không thủ tướng Erdogan.
Biện pháp kiểm duyệt tự do thông tin này vừa vô hiệu quả, vừa bị lên án.
Theo AFP, ngay sau khi lệnh cấm được thông báo, cộng đồng mạng vẫn có thể vượt rào nhờ vào hệ thống VPN.
Đức Quốc, nơi có cộng đồng Thổ Nhĩ Kỳ đông đảo nhất châu Âu, phát ngôn viên chính phủ Merkel, ông Steffen Seibert cho rằng « không phải nhà nước là người quyết định phương tiện truyền đạt thông tin của công dân trong chế độ dân chủ ».
Phát ngôn viên bộ ngoại giao Đức Martin Schafer nhấn mạnh đây không phải là lần đầu tiên « chúng ta thấy thiếu sót của chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ về tự do báo chí ».
Liên Hiệp Châu Âu, qua tuyên bố của Ủy viên đặc trách Công nghệ thông tin mới Neelie Kroes mạnh mẽ lên án chính quyền Ankara có hành động cấm cản thông tin vừa « vô ích, vừa hèn hạ ».
Nhân dân Thổ Nhĩ Kỳ và cộng đồng quốc tế xem đây là « hành động kiểm duyệt quyền tự do ngôn luận, quyền tự do thông tin, những quyền căn bản trong một xã hội dân chủ ».
Chủ tịch Nghị viện châu Âu Martin Schulz cũng cho rằng khi kiểm duyệt thông tin trên mạng, chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ chứng tỏ không đủ bản lãnh đưa đất nước vượt qua thử thách của Thế kỷ 21 và cũng không phải là cách thức hay nhất để được hội nhập vào châu Âu.
Tin mới
- VN "theo dõi chặt chẽ" tình hình Crimea - 23/03/2014 01:36
- Lương sĩ quan tàu ngầm Việt Nam cả ngàn đô la - 22/03/2014 19:09
- Khám phá đường hầm lớn nhất ở dải Gaza - 22/03/2014 18:58
- Bầu cử địa phương ở Pháp : Khó dự báo kết quả - 22/03/2014 18:22
- Sinh viên Đài Loan tiếp tục chiếm giữ Quốc hội - 22/03/2014 18:09
- Tập Cận Bình công du Châu Âu vào lúc Nga-phương Tây căng thẳng - 22/03/2014 18:03
- Trung Quốc tìm thấy mảnh vụn nghi là của chiếc máy bay mất tích - 22/03/2014 17:49
- Houston: Một căn nhà chứa 100 di dân bất hợp pháp - 21/03/2014 20:39
- Fitch và S&P hạ thấp điểm triển vọng kinh tế Nga - 21/03/2014 20:06
- Quân Nga tập trận tại Transnistria, vùng ly khai thân Nga của Moldova - 21/03/2014 19:34
Các tin khác
- Afghanistan : Ít nhất 9 người chết trong vụ khủng bố tấn công khách sạn tại Kabul - 21/03/2014 19:22
- Vụ nghe điện thoại : Cựu Tổng thống Sarkozy phản công - 21/03/2014 19:11
- Đài Loan : Sinh viên chống hiệp định với Bắc Kinh dọa tăng áp lực - 21/03/2014 19:03
- Tòa Bảo Hiến Thái Lan hủy cuộc bầu cử Quốc hội ngày 02/02 - 21/03/2014 18:55
- Tiểu bang North Dakota cần 20,000 nhân công - 20/03/2014 19:28
- Matxcơva và Damas chỉ trích Mỹ đóng cửa sứ quán Syria tại Washington - 20/03/2014 16:40
- Quốc hội Nhật Bản thông qua ngân sách kỷ lục 680 tỉ euro - 20/03/2014 16:33
- Máy bay Israel dội bom các địa điểm quân sự của Syria - 19/03/2014 23:06
- TQ hân hoan trước chuyến thăm của Ðệ nhất Phu nhân Hoa Kỳ - 19/03/2014 22:59
- Trung Quốc đổ tiền mua nhiều nhà máy của Việt Nam - 19/03/2014 20:50