Vụ MH370: Bắc Kinh đòi Malaysia minh bạch nhưng lại bưng bít thông tin
- Thứ Tư, 19 tháng Ba năm 2014 19:47
- Tác Giả: Trọng Nghĩa
Thân nhân hành khách trên chuyến bay MH370 trong cuộc họp báo ngày 17/3/2014 tại khách sạn Lido Bắc Kinh thông tin tình hình tìm kiếm chiếc máy bay mất tích.
REUTERS/Jason Lee
Trong những ngày qua, Trung Quốc là nước lớn tiếng nhất trong việc công kích Malaysia, bị cho là thiếu minh bạch trong vụ chuyến bay MH370 từ Kuala Lumpur đến Bắc Kinh bị mất tích hôm 08/03/014.
Tuy nhiên, giới phân tích được hãng tin Pháp AFP trích dẫn đều thấy rằng Bắc Kinh đòi Kuala Lumpur minh bạch trong lúc bản thân Trung Quốc lại là nước nổi tiếng trong lãnh vực bưng bít thông tin, kể cả đối với vụ việc hiện nay là chiếc máy bay bị mất tích.
Thái độ thiếu minh bạch của Bắc Kinh, theo hãng AFP, đã bộc lộ rõ ràng nhân cuộc họp báo thường kỳ hôm thứ Hai, 17/03 vừa qua của Bộ Ngoại giao Trung Quốc.
Trong cuộc họp báo này, giới báo chí ngoại quốc đã đặt ra một loạt câu hỏi cụ thể liên quan đến Trung Quốc trong vụ chiếc Boeing bị mất tích, chẳng hạn như Trung Quốc có loại trừ khả năng chiếc phi cơ đã bay vào không phận của mình hay không ?
Cuộc điều tra có đặt vấn đề trên các hành khách Trung Quốc hay không ?
Bắc Kinh có tìm kiếm trên đất liền hay không ?
Ví dụ như tại các vùng phía Tây Trung Quốc như Tây Tạng, Tân Cương, vốn nằm trong đường bay có thể của chiếc phi cơ bị mất tích.
Trước các câu hỏi dồn dập kể trên, ông Hồng Lỗi, phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao, đã kiên quyết từ chối trả lời, chỉ nhắc lại rằng Bắc Kinh « đang tích cực phối hợp với Malaysia. »
Phải chờ đến hôm qua, thứ ba, mới có một bản tin ngắn gọn của Tân Hoa Xã cho biết là công cuộc tìm kiếm trên lãnh thổ Trung Quốc đã « khởi sự », và các hành khách Trung Quốc không bị điều tra.
Tuy nhiên, một lần nữa, Đại sứ Trung Quốc tại Malaysia được Tân Hoa Xã trích dẫn, đã từ chối cung cấp thêm chi tiết, viện lẽ rằng :
« Không thể để cho một cuộc điều tra (hình sự) được thực hiện dưới ánh sáng ban ngày ».
Và bổn cũ soạn lại. Trong cuộc họp báo hôm qua, thứ Ba, ông Hồng Lỗi chỉ xác nhận các thông tin nghèo nàn của Tân Hoa Xã, và không nói gì thêm. Về phần các phương tiện truyền thông Trung Quốc cũng vậy.
Nhiều nguồn tin trong giới báo chí đã xác nhận với hãng AFP rằng họ được yêu cầu chỉ sử dụng tin của Tân Hoa Xã, một chế độ hạn chế mà chính Liên đoàn Quốc tế các Nhà báo cho rằng « vô cùng đáng tiếc ».
Theo giới phân tích, xu hướng dè dặt của Trung Quốc trong việc cung cấp thông tin dù mâu thuẫn hoàn toàn với những đòi hỏi lớn tiếng muốn Malaysia phải minh bạch hơn, nhưng không đáng ngạc nhiên, vì Bắc Kinh nổi tiếng từ trước đến nay trong việc bưng bít các thông tin, nhất là khi liên quan đến Trung Quốc.
Ba ví dụ được nêu bật. Trước hết là trận động đất năm 2008 tại Tứ Xuyên, khi có hàng ngàn trẻ em bị chết do những vụ trường học bị sụp đổ.
Nhiều người đã đặt câu hỏi về chất lượng xây dựng các ngôi trường. Hệ quả là những công dân quá tò mò đã bị bắt giữ hay đánh đập.
Ví dụ thứ hai là tai nạn xe lửa tàu hỏa chết người vào năm 2011 gần Ôn Châu. Vụ việc đã bị ém nhẹm gần như là tức thời nhân danh việc « bảo vệ bí mật công nghệ của đất nước ».
Gần đây hơn là vào tháng Mười năm ngoái, khi các phương tiện truyền thông được lệnh không công bố các thông tin độc lập về một vụ khủng bố trên Quảng trường Thiên An Môn ở Bắc Kinh, hay là vụ 170 người bị đâm ở Vân Nam vào đầu tháng Ba.
Cuộc tranh cãi ai minh bạch hơn ai trong cuộc điều tra về vụ chiếc phi cơ Malaysia mất tích đã không thoát khỏi sự giám sát của các cư dân mạng Trung Quốc.
Trên mạng Vi Bác, một người đã mỉa mai : « Cả Malaysia lẫn Trung Quốc đều bộc lộ một guồng máy quan liêu vô trách nhiệm, cung cấp các thông tin không chính xác và rời rạc », còn các phương tiện truyền thông nhà nước thì « tụt hậu so với truyền thông ngoại quốc ».
Tin mới
- Đài Loan : Sinh viên chống hiệp định với Bắc Kinh dọa tăng áp lực - 21/03/2014 19:03
- Tòa Bảo Hiến Thái Lan hủy cuộc bầu cử Quốc hội ngày 02/02 - 21/03/2014 18:55
- Tiểu bang North Dakota cần 20,000 nhân công - 20/03/2014 19:28
- Matxcơva và Damas chỉ trích Mỹ đóng cửa sứ quán Syria tại Washington - 20/03/2014 16:40
- Quốc hội Nhật Bản thông qua ngân sách kỷ lục 680 tỉ euro - 20/03/2014 16:33
- Máy bay Israel dội bom các địa điểm quân sự của Syria - 19/03/2014 23:06
- TQ hân hoan trước chuyến thăm của Ðệ nhất Phu nhân Hoa Kỳ - 19/03/2014 22:59
- Trung Quốc đổ tiền mua nhiều nhà máy của Việt Nam - 19/03/2014 20:50
- Crimée : Dân quân thân Nga chiếm tổng hành dinh hải quân Ukraina - 19/03/2014 20:26
- Vi Bác giải trình việc kiểm duyệt với các nhà đầu tư tại Wall Street - 19/03/2014 19:54
Các tin khác
- Thái Lan phát hiện một máy bay lạ vào đúng lúc chiếc phi cơ Malaysia mất tích - 19/03/2014 19:28
- Khủng hoảng Ukraina gây thêm khó khăn cho đàm phán về hạt nhân Iran - 19/03/2014 05:55
- Tiểu Cẩm Linh hay thói hợm hĩnh của quan chức Trung Quốc - 19/03/2014 01:00
- Thái Lan bãi bỏ tình trạng khẩn cấp tại Bangkok - 19/03/2014 00:37
- Trung Quốc tìm máy bay Malaysia mất tích trên lãnh thổ quốc gia - 18/03/2014 23:09
- Nhân quyền : Trung Quốc vẫn ủng hộ Bắc Triều Tiên - 18/03/2014 23:02
- Chủ tịch Việt Nam tuyên bố chống sử dụng vũ lực trên Biển Đông - 18/03/2014 22:54
- Việt Nam nhập cảng hàng ngàn con trâu rừng từ Úc - 17/03/2014 22:51
- Hệ lụy của việc Crimée sáp nhập vào Nga - 17/03/2014 22:41
- Trưng cầu dân ý Crimée : Nga hoan hô, phương Tây phủ nhận - 17/03/2014 22:10