Chính quyền Okinawa chấp nhận kế hoạch dời một căn cứ không quân Mỹ
- Thứ Sáu, 27 tháng Mười Hai năm 2013 20:25
- Tác Giả: Mai Vân
Thống đốc Hirokazu Nakaima họp báo thông báo kế hoạch dời căn cứ không quân Mỹ Futenma, Naha, phía nam Okinawa, Nhật Bản, 27/12/2013
Mandatory credit REUTERS/Kyodo
Lãnh đạo tỉnh Okinawa tại Nhật Bản vào hôm nay, 27/12/2013, đã bật đèn xanh cho việc dời căn cứ không quân Mỹ Futenma từ vị trí hiện thời đến một địa điểm khác cũng nằm trên đảo.
Quyết định này được đánh giá như một bước tiến quan trọng trong một hồ sơ thường xuyên gây nhiễu trong quan hệ Mỹ Nhật từ hơn một chục năm nay.
Theo hãng tin Pháp AFP, nguồn tin từ Bộ Quốc phòng Nhật đã xác nhận rằng chính quyền Okinawa đã chính thức ký giấy phép thiết lập những mặt bằng cần thiết cho căn cứ không quân Mỹ tại huyện Nago, vùng bờ biển phía đông Okinawa.
Đây là bước cần thiết để dời căn cứ không quân Futenma hiện đang ở thành phố Ginowan, một vùng đông dân cư ở phía Nam Okinawa.
Một viên chức cho biết là Bộ Quốc phòng đã nhận được văn kiện do chính Tỉnh trưởng Okinawa, ông Hirokazu Nakaima, chuyển đến.
Sau thời gian dài do dự và đòi đóng cửa hẳn căn cứ Futenma và buộc lực lượng Mỹ rút đi khỏi nơi đây, ông Nakaima cuối cùng chấp nhận giải pháp dời căn cứ không quân này đến một nơi khác trên đảo.
Theo AFP, ông Nakaima đã chấp nhận phương án di dời sau cuộc gặp với Thủ tướng Abe trong tuần.
Ông Abe đã hứa giúp đỡ Okinawa, trong đó có việc tài trợ hàng năm ít nhất là 300 tỷ yen (hơn 2 tỷ euro) cho đến năm 2021.
Tuy nhiên, việc dời căn cứ không đơn giản : Nago sẽ tổ chức bầu cử địa phương vào tháng Giêng tới đây, dân chúng ở đây sẽ lợi dụng cơ hội này để bày tỏ ý kiến, không chắc là thuận lợi.
Đề án dời căn cứ Futenma được hai nước đặt lên bàn đàm phán từ năm 1996, nhưng hồ sơ gặp sự chống đối của một phần đông đảo dân cư Okinawa mà nguyện vọng là muốn dẹp hẳn căn cứ, không chỉ đưa ra khỏi Ginowan mà ra khỏi cả đảo Okinawa, chứ không phải dời đi một nơi khác trên đảo.
Năm 2006, Washington đã cố thúc đẩy lại hồ sơ này, muốn thực hiện nhanh chóng đề án, nhưng sau đó dân chúng Okinawa lại được hậu thuẫn của Thủ tướng cánh trung tả Yukio Hatoyama (2009-2010), đã hứa hẹn đưa Futenma ra khỏi đảo Okinawa. Thế nhưng, ông đã từ chức trước khi thực hiện lời hứa.
Hồ sơ Futenma là một nhân tố làm quan hệ Nhật với người đồng minh chính yếu không êm thấm như mong muốn.
Tin mới
- Bản đồ chủ quyền: Báo Trung Quốc khai thác sơ hở trong giáo dục của Việt Nam - 29/12/2013 22:31
- Đối lập Cam Bốt xuống đường rầm rộ tại Phnom Penh - 29/12/2013 19:59
- Bạo động tiếp diễn ở Ai Cập: 6 người chết, 300 người bị bắt - 29/12/2013 03:17
- Pháp yêu cầu LHQ can dự nhiều hơn vào Trung Phi - 29/12/2013 03:01
- Thái Lan : Sẽ có một cuộc đảo chánh tư pháp ? - 29/12/2013 02:55
- Tàu Trung Quốc kẹt ở Nam cực - 29/12/2013 02:30
- Quân đội Thái đe dọa can thiệp để ổn định tình hình - 29/12/2013 02:18
- Thẩm phán Liên bang Hoa Kỳ giữ nguyên chương trình theo dõi của NSA - 27/12/2013 22:02
- Bắc Triều Tiên triệu hồi các đại sứ thân cận với ông Jang Song Thaek - 27/12/2013 21:49
- Thái độ hung hăng của Trung Quốc kích động tinh thần dân tộc chủ nghĩa của Thủ tướng Nhật - 27/12/2013 21:41
Các tin khác
- Công nhân dệt may Cam Bốt biểu tình và xô xát với cảnh sát - 27/12/2013 20:19
- Thái Lan : Chính phủ nhờ quân đội hỗ trợ tổ chức bầu cử - 27/12/2013 20:12
- Mỹ và Châu Âu phê phán Thủ tướng Nhật viếng đền Yasukuni - 27/12/2013 19:39
- Thành lập Liên hiệp Âu – Á, giấc mơ của Putin. - 27/12/2013 05:06
- Giáo hoàng kêu gọi cầu nguyện cho người Thiên chúa giáo bị bách hại - 26/12/2013 23:14
- Hàn Quốc lên án thái độ « xấc xược » của Bắc Triều Tiên - 26/12/2013 23:00
- Lãnh đạo Bắc Triều Tiên kêu gọi sẵn sàng chiến đấu - 26/12/2013 01:01
- Bangkok gia hạn áp dụng luật an ninh - 26/12/2013 00:38
- Vàng thế giới giảm giá, VN ‘tháo chạy’ - 24/12/2013 20:49
- Snowden tuyên bố 'hoàn thành sứ mệnh' - 24/12/2013 20:26