Tự do thương mại: Châu Âu không đàm phán lĩnh vực "nghe nhìn" với Mỹ
- Chúa Nhật, 16 tháng Sáu năm 2013 02:26
- Tác Giả: Thanh Hà
Bộ trưởng Ngoại thương Pháp Nicole Bricq và ủy viên châu Âu Karel de Gucht tại vòng đàm phán ở Luxembourg (AFP)
Truyền thanh và truyền hình là trường hợp « ngoại lệ văn hóa», không phải là sản phẩm thương mại và do vậy, không nằm trong nội dung đàm phán tự do mậu dịch giữa Bruxelles và Washington.
Đây được coi là một thắng lợi lớn của Pháp vào lúc Liên Hiệp Châu Âu và Hoa Kỳ chuẩn bị đàm phán về hiệp ước tự do mậu dịch.
Sau 13 giờ thảo luận gay go tại Luxembourg, 27 thành viên Liên Hiệp Châu Âu vào chiều tối ngày hôm qua (14/06/2013) đạt đồng thuận để Ủy ban châu Âu bắt đầu đàm phán với Mỹ về một hiệp ước tự do mậu dịch song phương, và ngành truyền thanh, truyền hình không nằm trong danh mục các hồ sơ thương lượng.
Căn cứ trên nguyên tắc « ngoại lệ văn hóa », Pháp đã thành công trong việc thuyết phục Liên Hiệp Châu Âu không đàm phán về ngành truyền thanh và truyền hình trong khuôn khổ các cuộc thương lượng với Mỹ về tự do mậu dịch.
Paris nhất quyết không nhượng bộ trên hồ sơ này và thậm chí đe dọa dùng quyền phủ quyết trong trường hợp đòi hỏi của Pháp không được thỏa mãn.
Nguyên tắc này đã được áp dụng từ 20 năm qua và nó đã cho phép châu Âu nói chung và nước Pháp nói riêng, bảo vệ nét đa dạng về văn hóa, tài trợ cho các nhà làm phim độc lập, giúp đỡ và khuyến khích các nghệ sĩ sáng tác.Nhân danh « ngoại lệ văn hóa », các đài truyền hình Pháp chẳng hạn phải tôn trọng một số quy tắc về số giờ phát chiếu phim Mỹ.
Sở dĩ Pháp đòi ngành truyền thanh và truyền hình phải là ngoại lệ do Paris muốn tránh để thị trường phim ảnh, trò chơi điện tử, … của Mỹ tràn ngập thị trường châu Âu hay Washington đòi Bruxelles chấm dứt mọi chương trình tài trợ cho các nhà làm phim.
Trong mắt Hoa Kỳ, biện pháp này là một hình thức bảo hộ.
Tuy nhiên chính nhờ vào điều khoản « ngoại lệ văn hóa » đó mà Pháp được coi là đất lành chim đậu đối với các nhà làm phim độc lập quốc tế.
Điều này một lần nữa đã được chứng minh qua chương trình Liên hoan điện ảnh Cannes vừa qua, khi kể cả các nhà làm phim Mỹ được Pháp tài trợ.
Trước cuộc họp ngày hôm qua, quan điểm của Pháp muốn duy trì « nét đặc thù văn hóa » trong tiến trình đàm phán thương mại với Hoa Kỳ đã được Nghị viện châu Âu và bộ trưởng Văn hóa của 15 nước thành viên trong Liên Hiệp ủng hộ.
Tuy nhiên, số này không tỏ thái độ rõ ràng và cứng rắn như Paris.
Thắng lợi của Paris mới chỉ được xem là tạm thời, vì Ủy ban châu Âu vẫn có quyền đưa hồ sơ « nghe nhìn » vào vòng đàm phán với Hoa Kỳ vào giờ chót.
Bruxelles không muốn làm phật lòng Washington khi mà hiệp ước tự do mậu dịch song phương, một khi được áp dụng, sẽ cho phép Liên Hiệp Châu Âu thu về thêm 119 tỷ euro hàng năm qua các trao đổi mậu dịch với Mỹ.
Tin mới
- Pháp: Tạm giam ba thanh niên tấn công sinh viên Trung Quốc - 17/06/2013 20:55
- Trung - Triều hội đàm tại Bắc Kinh ngày 19/6 - 17/06/2013 20:48
- Indonesia : Biểu tình phản đối tăng gia xăng dầu - 17/06/2013 18:32
- Cảnh Sát San Jose Tiếp Xúc Với Các Nạn Nhân Của Sun Light Travel - 17/06/2013 18:08
- Tình trạng của ông Cù Huy Hà Vũ ngày càng gây lo ngại - 17/06/2013 05:18
- Nhiều sinh viên vừa tốt nghiệp bị chê không có khả năng - 16/06/2013 03:57
- Hà Nội ngày càng nhiều sương mù và mưa acid - 16/06/2013 03:43
- Ấn Độ sẽ đông dân nhất thế giới vào 2028 - 16/06/2013 03:34
- Bầu cử tổng thống Iran : Ứng cử viên ôn hòa dẫn đầu vòng 1 - 16/06/2013 03:13
- LHQ hoài nghi về việc cung cấp vũ khí cho phe nổi dậy - 16/06/2013 03:07
Các tin khác
- Biển Đông : Người Mỹ gốc Philippines kêu gọi biểu tình chống Trung Quốc - 16/06/2013 02:09
- Đi tù biệt tăm vì làm phim về trại lao cải Trung Quốc - 16/06/2013 02:01
- Dân Hồng Kông biểu tình ủng hộ Snowden - 16/06/2013 01:53
- Đức Thánh Cha Phanxicô bổ nhiệm Giám mục phụ tá cho Giáo phận Vinh và Giáo phận Hưng Hóa. - 16/06/2013 01:13
- Phái đoàn Tòa Thánh và Việt Nam kết thúc cuộc gặp gỡ tại Vatican - 15/06/2013 06:13
- Mỹ hỏi Snowden ‘có liên hệ gì với TQ’? - 14/06/2013 22:14
- Dân Hà Nội thích băng đĩa hải ngoại, dù bị cấm - 14/06/2013 19:50
- Lần đầu tiên Mỹ nhìn nhận Syria đã dùng vũ khí hóa học - 14/06/2013 19:10
- Iran bầu tân tổng thống nhưng ít hy vọng cải cách - 14/06/2013 16:45
- Nhật muốn ngăn châu Âu bán vũ khí cho Bắc Kinh - 14/06/2013 16:29