Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Căng thẳng Mỹ-Trung, hậu cảnh của thượng đỉnh APEC

Tap Binh -limousine

Chiếc limousine chở Tập Cận Bình chạy qua đại lộ Độc Lập do Trung Quốc tài trợ tại Port Moresby, Papua New Guinea ngày 16/11/2018.
Mark Schiefelbein/Pool via REUTERS

 

Port Moresby cuối tuần này là nơi diễn ra hội nghị thượng đỉnh châu Á-Thái Bình Dương 2018.

Và hậu cảnh là cuộc chiến tranh giành ảnh hưởng, giữa một Trung Quốc ngày càng hiện diện dày đặc trong khu vực, còn Hoa Kỳ thì lui dần về phía sau.

Tổng thống Mỹ Donald Trump không đến dự cuộc họp thường niên của Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC), gởi phó tổng thống Mike Pence đi thay.
Ông Pence thậm chí còn không lưu lại ban đêm tại thủ đô của Papua New Guinea, vốn nổi tiếng là mất an ninh, mà ngủ đêm bên kia bờ biển Corail, thuộc Úc.

Tương phản càng rõ rệt hơn khi chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã đến Port Moresby từ thứ Năm 15/11/2018, khánh thành một con đường và một trường học do Trung Quốc tài trợ, ngay trước khi hội nghị thượng đỉnh khai mạc vào thứ Bảy 17/11.
Papua New Guinea đã trải thảm đỏ cho phái đoàn Bắc Kinh, cờ Trung Quốc treo đầy dọc theo đại lộ.

Theo AFP, trong một bài viết đăng trên báo chí địa phương trước khi đến, Tập Cận Bình cam kết « tạo đà mới cho công cuộc phát triển chung » Trung Quốc - Papua New Guinea, và « đào sâu sự hợp tác thực tiễn với các đảo quốc Thái Bình Dương, thông qua thương mại, đầu tư ».

« Cơ hội rất lớn cho Trung Quốc »

Ông Ben Rhodes, từng là trợ lý cho cố vấn an ninh quốc gia thời Barack Obama, nhận định sự vắng mặt của tổng thống Hoa Kỳ đã « tặng cho Trung Quốc một cơ hội hết sức to lớn để mở rộng ảnh hưởng ».
Bắc Kinh có « cơ hội lịch sử để xâm nhập khu vực trong nhiệm kỳ của ông Trump ».

Trước khi thượng đỉnh khai mạc, một viên chức cao cấp Mỹ không muốn nói tên, tố cáo Bắc Kinh lao vào « một kiểu ngoại giao bẫy nợ nguy hiểm trên toàn khu vực ». Nhiều quốc gia châu Á-Thái Bình Dương đã nhận các món vay từ Trung Quốc cho các dự án cơ sở hạ tầng « không minh bạch ».

Hậu cảnh của hội nghị thượng đỉnh có lẽ sẽ căng thẳng này, là cuộc chiến tranh thương mại giữa hai nền kinh tế hàng đầu thế giới.
Bất đồng về cải cách Tổ Chức Thương Mại Thế Giới (WTO) dường như càng làm phức tạp thêm nỗ lực của các nhà ngoại giao APEC để soạn thảo thông cáo chung của các ngoại trưởng sẽ phải công bố trong dịp này.

Ông Donald Campbell, đồng chủ tịch Hội đồng Hợp tác Kinh tế Thái Bình Dương nói : « Chúng ta đang sống trong một giai đoạn khó khăn, với căng thẳng thương mại ngày càng tăng, chủ nghĩa bảo hộ gia tăng và tất nhiên sẽ được phản ánh trong các cuộc thảo luận ở Port Moresby. Sẽ rất khó đồng tình được với nhau về bản thông cáo ».

Việt Nam và 40 chiếc xe sang Maserati

Hôm thứ Sáu 16/11/2018, thủ tướng Papua New Guinea, ông Peter O’Neil chừng như muốn nhắc nhở các vị khách mời về các quy định thương mại quốc tế.
Ông nhấn mạnh : « Các nền kinh tế nhỏ nhất, những quốc gia như Papua New Guinea rất trông cậy vào thương mại quốc tế, đặc biệt là việc tôn trọng các quy định WTO ».

Chương trình chính thức của hội nghị gồm các vấn đề hội nhập kinh tế trong khu vực, và cải thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật số.
Nhưng chương trình nghị sự đã bị lu mờ chỉ vì hội nghị thượng đỉnh lần đầu tiên được tổ chức tại một thành phố nổi tiếng là tội phạm hoành hành, các băng đảng được biết dưới tên gọi « raskol » ngự trị với luật pháp do chúng đặt ra.

Vì vấn đề an ninh cũng như hậu cần, các đại biểu và phóng viên phải lênh đênh trên ba chiếc tàu, do nước Úc láng giềng cho mượn trong dịp này.
Một phần nhiệm vụ giữ an ninh cho thượng đỉnh được giao phó cho các quân đội nước ngoài.
Úc điều đến 1.500 quân nhân, trong đó có lực lượng đặc biệt, phi cơ tiêm kích và chiến hạm.

Việc chuẩn bị cho thượng đỉnh được đánh dấu bởi các tranh cãi về việc chính quyền Papua New Guinea mua 40 chiếc xe sang Maserati cho các lãnh đạo APEC sử dụng, trong khi các bệnh viện thường xuyên thiếu thuốc men và phân nửa dân số thủ đô sống trong những căn nhà ổ chuột.

Bị chất vấn về món đầu tư này, ông O’Neil không giấu được sự bực tức. Ông nói với báo chí :
 « Quý vị có đặt ra cùng một câu hỏi như vậy với Việt Nam hay không, khi Hà Nội mua 400 chiếc Audi ?
 Hội nghị thượng đỉnh này là dịp để giới doanh nhân ý thức được về tiềm năng của Papua New Guinea ».

Switch mode views: