Mỹ-Trung và đòn áp thuế : Bắc Kinh không sợ leo thang
- Thứ Tư, 20 tháng Sáu năm 2018 20:42
- Tác Giả: Tú Anh
Phát ngôn viên bộ Thương Mại Trung Quốc Cao Phong (Gao Feng) trong cuộc họp báo tại Bắc Kinh, ngày 19/06/2018
REUTERS/Thomas Peter
Mỹ-Trung tiếp tục leo thang đến đâu trong trò chơi áp thuế ?
Sau tuyên bố của tổng thống Donald Trump, đe dọa đánh thêm 10% trên 200 tỷ đôla hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc, ngày 19/06 Bắc Kinh cho biết sẽ trả đũa trên hàng hóa Mỹ.
Từ Thượng Hải, thông tín viên Simon Leplatre phân tích :
"Trung Quốc không chùn bước trước những lời hăm dọa của Donald Trump.
Sau khi loan báo các biện pháp trả đũa tương xứng với danh sách áp thuế mới của Mỹ công bố ngày thứ sáu tuần trước, Bắc Kinh trả lời ngay những đe dọa mới của Washington.
Bộ ngoại thương Trung Quốc lên án hành động « bắt chẹt » của Hoa Kỳ.
Trung Quốc đã đe dọa sẽ trả đũa bằng « những biện pháp phẩm lượng phối triển ».
Nhưng vì sao Trung Quốc nói đến « phẩm chất »?.
Bởi lẽ nếu chỉ đấu và áp thuế trên số lượng thì Bắc Kinh sẽ thua thiệt.
Trong mậu dịch song phương, Trung Quốc xuất khẩu sang Mỹ bốn lần nhiều hơn số lượng hàng hóa Mỹ xuất qua Trung Quốc.
Ngoài ra ,Bắc Kinh còn một số lợi thế khác. Chẳn hạn như gây khó khăn cho các công ty Mỹ có cơ sở tại Hoa lục.
Tuy nhiên, tất cả những đòn đấu đá mới đây chỉ là một cú « thấu cáy » mới trong canh bạc xì phé dối lừa giữa chính quyền Donald Trump và Tập Cận Bình.
Ba tháng đã trôi qua từ khi hai đại cường kinh tế thế giới tung đòn đe dọa trừng phạt.
Trung Quốc đã chấp nhận một số nhượng bộ hồi tháng 05 và cam kết nhập khẩu thêm hàng hóa Mỹ để thu ngắn phần nào thâm thủng cho phía đối tác.
Lần này, Donald Trump lại nâng cao giá mặc cả nhưng không ai thực sự muốn thi hành các biện pháp áp thuế mới."
Doanh nghiệp châu Âu muốn Trung Quốc cải cách thực sự
Thương trường tại Trung Quốc ngày càng « bất lợi » cho các công ty xí nghiệp tây phương, theo một kết quả thăm dò ý kiến vừa được Phòng Thương Mại Liên Hiệp Châu Âu tại Bắc Kinh phổ biến hôm nay.
Cho dù có đến 61% doanh nhân châu Âu tuyên bố «lạc quan » so với tỷ lệ 55% trong lần thăm dò năm 2017, gần như một xí nghiệp trên hai đầu tư tại Trung Quốc cho là môi trường làm ăn buôn bán trở nên « phức tạp hơn ».
Những trở lực cũ, rào cản cũ vẫn tồn tại, luật lệ tiếp tục kềm kẹp kinh tế như thời mới mở cửa…
Tin mới
- Nicaragua : Giáo hội Công giáo thăm thành phố « phản kháng » chính quyền - 22/06/2018 21:28
- World Cup : Achentina ê chề, Brazil báo động đỏ - 22/06/2018 14:25
- Bình Nhưỡng - Bắc Kinh thỏa thuận thắt chặt hợp tác « chiến lược và chiến thuật » - 22/06/2018 14:17
- Đàm phán với Mỹ, Bắc Triều Tiên không quên Trung Quốc - 22/06/2018 14:10
- Trung Quốc : Ẩn sau chiến tranh thương mại là cuộc chiến về tiêu chuẩn - 22/06/2018 05:20
- World Cup 2018 và những tính toán chính trị của Putin - 22/06/2018 04:59
- World Cup 2018 : Pháp thận trọng cao độ trước Peru - 22/06/2018 04:44
- Hungary thông qua luật phạt « tội » giúp người nhập cư - 22/06/2018 04:36
- Tổng thống Mỹ ký sắc lệnh cấm chia lìa gia đình nhập cư - 22/06/2018 00:03
- Hàn Quốc yêu cầu Bắc Triều Tiên đưa ra lộ trình phi hạt nhân hóa - 20/06/2018 21:17
Các tin khác
- Thương mại : Đòn ngầm mà Bắc Kinh có thể dùng để đánh Mỹ - 20/06/2018 20:32
- Pháp-Đức đồng thuận lập ngân sách chung cho khu vực đồng euro - 20/06/2018 16:56
- Iran : Đề nghị của châu Âu « không đủ » cứu hiệp định nguyên tử - 20/06/2018 16:49
- LHQ báo động : Số người tị nạn trên thế giới đạt kỷ lục 68,5 triệu - 20/06/2018 16:46
- Nhật Bản : Nỗi đau và cuộc đấu tranh của những người bị cưỡng ép triệt sản - 20/06/2018 16:17
- Mỹ và Hàn Quốc loan báo ngưng một cuộc tập trận thường niên - 19/06/2018 19:35
- Kim Jong Un thăm Trung Quốc, một tuần sau thượng đỉnh Mỹ-Triều - 19/06/2018 19:24
- World Cup 2018: Nhật Bản lập chiến tích, thắng Colombia 2-1 - 19/06/2018 18:52
- Sinh viên Mỹ gốc Việt William Nguyen lên truyền hình Việt Nam xin lỗi - 19/06/2018 18:44
- Bóng đá: Tác động khiêm tốn của Cúp 2018 với kinh tế Nga - 19/06/2018 18:37