Pháp tăng cường hiện diện quân sự tại Châu Á
- Chúa Nhật, 10 tháng Sáu năm 2018 02:54
- Tác Giả: Thanh Hà
Sơ đồ chiến dịch Không Quân PEGASE- Ảnh : Twitter Không Quân Pháp.
Nguồn ; https://twitter.com/Armee_de_lair
Hải quân Mỹ và Trung Quốc không còn độc quyền tuần tra trong vùng biển Thái Bình Dương.
Vì lợi ích chiến lược, quân sự và kinh tế, Paris liên tục tăng cường hiện diện quân sự trong khu vực.
Hãng tin Pháp AFP ngày 09/06/2018 nhắc lại, cuối tháng 5/2018, Paris đã điều tàu chỉ huy đổ bộ Dixmude cùng với một chiếc tàu hộ tống tuần tra Biển Đông, nơi Trung Quốc khẳng định chủ quyền trên hơn 80 % diện tích.
Trong một cuộc hội đàm qua truyền hình hôm 07/06/2018, chỉ huy trưởng tàu Dixmude Jean Porcher cho biết đã tiến đến gần các đảo trong khu vực Trường Sa để "thu thập một số thông tin" và phía Pháp đã có một số trao đổi "nhã nhặn" qua radio với đội tàu của Trung Quốc hiện diện trong vùng, cho đến khi tàu của Pháp "ra khỏi khu vực" này.
Đến tháng 8/2018, Không Quân Pháp sẽ tập trận tại Đông Nam Á trong khuôn khổ chiến dịch Pegase.
Ba chiến đấu cơ Rafale, máy bay tiếp liệu, máy bay vận tải của Pháp sẽ bay từ Úc đến Ấn Độ và sẽ dừng tại nhiều quốc gia là "những đối tác của Pháp trong khu vực".
Vẫn theo lời chỉ huy trưởng Porcher, chiến dịch Pegase nhằm "góp phần tăng cường sự hiện diện của Pháp trong khu vực vì lợi ích chiến lược".
Một nhà nhà quan sát khác được AFP trích dẫn nhắc lại trong chuyến công du Úc hồi tháng 4/2018, tổng thống Emmanuel Macron đã đề ra mục tiêu "xây dựng trục Ấn Độ -Thái Bình Dương để các quyền tự do giao thông trên biển và trên không phải được tôn trọng".
Tránh nêu đích danh Trung Quốc nhưng nguyên thủ Pháp nói rõ chủ đích nhằm ngăn ngừa mọi tham vọng "bá quyền".
Lời lẽ trên phản ánh mối lo ngại của Paris trước ảnh hưởng ngày càng lớn của Bắc Kinh ở Thái Bình Dương.
Chuyên gia Mỹ, Jonas Parello Plesner, thuộc viện nghiên cứu Hudson ghi nhận : Emmanuel Macron tỏ ra thực thế trước thách thức mà Trung Quốc đang đặt ra cho khu vực này.
Đây là một sự thay đổi lớn so với các đời tổng thống Pháp trước, vốn bị lá bài kinh tế của Trung Quốc làm mê hoặc.
Thực ra chính sách của Paris trên hồ sơ này đã bắt đầu thay đổi từ năm 2014.
Hải Quân Pháp thường xuyên tuần tra ở Biển Đông để thể hiện quyết tâm bảo vệ quyền tự do hàng hải.
Năm 2016, bộ trưởng Quốc Phòng Pháp, Jean-Yves Le Drian từng kêu gọi châu Âu "hiện diện thường xuyên trong các vùng biển châu Á".
Paris một mặt không chấp nhận kịch bản "chuyện đã rồi" trước những đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc.
Mặt khác, Ấn Độ -Thái Bình Dương cũng là một vùng biển mà Pháp có nhiều quyền lợi cần bảo vệ. Đây là nơi Pháp có 5 vùng lãnh thổ hải ngoại, một triệu rưỡi công dân Pháp sinh sống, và có tới 9 triệu cây số vuông thuộc về vùng đặc quyền kinh tế của Pháp.
Chẳng vậy mà phát biểu tuần qua tại diễn đàn an ninh châu Á Shangri-La ở Singapore, bộ trưởng Quân Lực Florence Parly tuyên bố Ấn Độ-Thái Bình Dương "cũng là ngôi nhà của chúng ta".
Chuyên gia về khu vực châu Á-Thái Bình Dương, thuộc Quỹ Nghiên Cứu Chiến Lược Pháp, bà Valérie Niquet, nhìn nhận : đành rằng trong khu vực, Mỹ đóng vai trò hàng đầu để ngăn chận tham vọng chủ quyền của Trung Quốc, nhưng việc một cường quốc như là Pháp và cũng là thành viên thường trực Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc gia tăng sự hiện diện quân sự là việc làm "hữu ích".
Không phải "tình cờ" mà Paris đã có những "hành động cụ thể" như vừa nêu.
Bên cạnh những tính toán về chiến lược, Pháp còn phải bảo vệ những quyền lợi kinh tế và thương mại sau khi đã thu về nhiều hợp đồng quân sự quan trọng với các đối tác châu Á, kèm theo đó là những hoạt động hợp tác an ninh như với New Delhi và Canberra.
Pháp bán 36 chiến đấu cơ Rafale cho Ấn Độ, còn Úc thì đặt mua 12 tàu ngầm của Pháp.
Chuyên gia Niquet, Quỹ Nghiên Cứu Chiến Lược, kết luận : Những hợp đồng quân sự đó cũng là yếu tố khiến Paris tỏ lập trường cứng rắn hơn trên hồ sơ nhạy cảm này.
Tin mới
- Trịnh Xuân Thanh sắp được sang Đức theo thoả thuận giữa hai chính phủ. - 11/06/2018 05:15
- NÊN HIỂU BIẾT VỀ ĐẶC KHU - 11/06/2018 03:39
- TÔI ĐÃ BỊ BẮT CÓC VÀ CƯỠNG CHẾ LÀM VIỆC NHƯ THẾ NÀO? - 11/06/2018 03:24
- Chuyên gia Mỹ : TT Trump "đảo ngược'' chiến lược Bắc Triều Tiên - 11/06/2018 00:49
- Biển Đông: Ngư dân Philippines tại Scarborough bị Trung Quốc sách nhiễu - 10/06/2018 23:57
- Nga tiêu hủy các tài liệu lưu trữ về trại cải tạo ? - 10/06/2018 23:37
- Chính phủ đề nghị lùi thông qua Luật Đặc khu, nhượng bộ trước phản đối - 10/06/2018 05:02
- Hoa Kỳ và Canada muốn Việt Nam hoãn thông qua dự luật an ninh mạng - 10/06/2018 04:35
- Châu Âu bác đề nghị đưa Nga trở lại G7 của TT Trump - 10/06/2018 03:40
- Tổ Chức Hợp Tác Thượng Hải : Hạt nhân Iran, Trung Quốc muốn làm trung gian - 10/06/2018 03:27
Các tin khác
- Cảnh sát Singapore cấm Kim Jong Un giả đến khu thượng đỉnh - 09/06/2018 19:52
- Afghanistan : Lần đầu tiên taliban chấp nhận ngưng bắn - 09/06/2018 19:37
- Tư pháp Đức truy tố một cố vấn thân cận của tổng thống Syria - 09/06/2018 19:30
- Pháp có thêm đồng minh trong Hội Đồng Bảo An - 09/06/2018 19:17
- Đừng quên! CSVN cũng sắp thông qua Luật An Ninh Mạng! - 09/06/2018 14:54
- Thế Trận Quyết Liệt ! - 09/06/2018 02:24
- Mỹ bắt hơn 50,000 di dân lậu mỗi tháng, trong 3 tháng liên tiếp - 09/06/2018 00:26
- Apple dự trù giảm sản xuất 20% số iPhone mới cho năm nay - 09/06/2018 00:17
- Singapore ráo riết chuẩn bị thượng đỉnh Trump-Kim - 08/06/2018 23:38
- Thượng đỉnh Trump-Kim và giấc mơ thịnh vượng - 08/06/2018 23:30