Mỗi năm 100 ngàn người Việt tìm đường di dân
- Thứ Hai, 23 tháng Mười năm 2017 16:19
- Tác Giả: Xuân Ngọc
Việt kiều về quê ăn Tết (Zing News)
Theo thống kê mới nhất của Tổ chức Di dân Quốc tế (IOM), mỗi năm, Việt Nam có trung bình hơn 100 ngàn người di cư và Việt Nam đang nằm trong top 10 quốc gia có số du học sinh nhiều nhất thế giới.
Trong những năm gần đây ngày càng nhiều người Việt Nam, đặc biệt là trí thức trẻ và doanh nhân tìm đường ra nước ngoài làm ăn, định cư, thực hiện giấc mơ đổi đời của mình hay chỉ đơn giản là để thể hiện hết khả năng của mình.
Báo Doanh nhân Sài Gòn online số ra ngày hôm qua 8/10, có nhắc đến vấn đề hệ lụy đa chiều từ vòng xoáy di dân.
Một ví dụ là vài năm gần đây, chi nhánh của 1 ngân hàng nước ngoài tại TP.HCM đối mặt với tình trạng thiếu hụt nhân sự cấp cao; cá biệt một bộ phận có 5 trong số 7 chuyên viên, dù hưởng mức lương 4.000 USD/tháng, vẫn lần lượt xin nghỉ việc vì cùng một lý do: định cư ở nước ngoài.
Trong khi đó thì ở miền Trung, lễ hội Trung thu vừa qua tại các gia đình ở huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh chỉ có người già và trẻ em.
Lý do là vì hơn 30% trong tổng số gần 15.000 cư dân tại đây đang làm việc tại hơn 22 quốc gia trên thế giới.
Người đi mới nhất khoảng 3 năm, người đi lâu là hơn 15 năm, nhiều gia đình có cả ba thế hệ với hơn 10 người đều xuất khẩu lao động.
Họ lần lượt gia hạn hợp đồng lao động nhiều năm, tạo nên làn sóng ngầm "di cư có thời hạn”.
Thậm chí, do quá nhiều lao động bỏ trốn tại Hàn Quốc khiến 5 huyện của Hà Tĩnh bị cấm không được tham gia chương trình hợp tác lao động với Hàn Quốc (chương trình EPS) trong năm 2016.
"Trong gần 1 thập niên tư vấn định cư, USIS đã tư vấn thành công cho hơn 100 doanh nhân Việt, đồng nghĩa với lượng tiền ra khỏi Việt Nam qua công ty này là hơn 1 tỉ USD," Chris Lộc Đào - Tổng Giám đốc Công ty Tư vấn định cư USIS ở Mỹ
Bao nhiêu người Việt di cư ra nước ngoài trong năm qua?
Theo thống kê mới nhất của Tổ chức Di dân Quốc tế (IOM), mỗi năm, Việt Nam có trung bình hơn 100.000 người di cư và Việt Nam đang nằm trong top 10 quốc gia có số du học sinh nhiều nhất thế giới.
Hằng năm, không chỉ nhóm người trí thức xin định cư và kiếm tìm công việc tại những quốc gia phát triển, mà xu hướng di cư còn lan rộng sang tầng lớp khác.
Từ nhóm doanh nhân định cư dạng đầu tư tại Mỹ, châu Âu hay Úc, nhóm lao động phổ thông cũng đang tìm đến các thị trường cần nguồn nhân lực giá rẻ như Đài Loan, Nhật, Malaysia, Hàn Quốc và Trung Đông.
Sự thiếu hụt lực lượng lao động, đặc biệt là lao động chất xám, đang tạo ra những khoảng trống mất cân đối không chỉ trên thị trường lao động mà còn trên cả bình diện kinh tế.
Người Việt di cư bằng cách nào và tại sao?
Theo Doanh nhân Sài Gòn online, sự gia tăng về số lượng người di cư Việt Nam thời gian qua diễn ra đồng loạt ở cả 3 đường chính gồm: di cư du học, di cư lao động (ngắn hạn và gia hạn theo hợp đồng lao động) và di cư hôn nhân gia đình.
Làn sóng ngầm di cư đã lên đến gần 2,6 triệu người (tính từ năm 1990 đến nay) trong tổng số hơn 4,5 triệu người Việt, tương đương khoảng 4,7% công dân đang sinh sống tại nước ngoài.
Đặc điểm dễ nhận thấy ở các quốc gia đích đến của người Việt thường có môi trường trong lành, cơ hội việc làm tốt và dịch vụ y tế tiên tiến.
Trong Báo cáo Di cư và kiều hối thế giới, World Bank đánh giá Việt Nam nằm trong top 10 quốc gia di cư nước ngoài nhiều nhất khu vực Đông Á - Thái Bình Dương tính đến năm 2013.
Trong một thế giới phẳng, quy luật cung cầu về sức lao động, dịch vụ, chênh lệch về mức sống và thu nhập, các điều kiện an sinh xã hội đã thúc đẩy mạnh mẽ các luồng di cư từ Việt Nam ra nước ngoài.
Xu hướng di dân tương tự láng giềng Trung Quốc
Nếu để ý đến nước láng giềng TQ thì với lượng người di cư lớn nhất thế giới là Trung Quốc, có thể thấy "cơn bão" thật sự nằm ở hiện tượng Smurfing "di cư vốn" ra khỏi quốc gia.
Chỉ tính riêng trong năm 2015, vốn đầu tư mới của Trung Quốc vào châu Âu đạt đến 30 tỉ USD so với 18 tỉ USD của năm 2014.
Theo số liệu của Ngân hàng J.P. Morgan Chase, cũng trong năm 2015, gần 1.000 tỉ USD đã được các cá nhân và công ty chuyển ra khỏi lãnh thổ Trung Quốc.
Cùng lúc đó, số người Hoa được cấp thẻ cư trú trên lãnh thổ các nước châu Âu là gần 77.000.
Những người Trung Quốc giàu có thường chọn định cư tại Mỹ và châu Âu. Còn New Zealand hay Úc là điểm đến của tầng lớp trung lưu.
Trung bình một người Hoa di cư diện đầu tư thường chuyển khoảng 7-10 triệu USD ra khỏi đại lục.
Tại Việt Nam, xu hướng tương tự cũng diễn ra. Đơn cử, chiều dòng tiền chảy ra khỏi biên giới thường tập trung ở nhóm doanh nhân Việt di cư diện đầu tư và di cư du học.
Theo báo Doanh nhân Sài Gòn online, Ông Chris Lộc Đào - Tổng Giám đốc Công ty Tư vấn định cư USIS, cho báo biết, trung bình một doanh nhân Việt Nam di cư diện EB5 (định cư thông qua đầu tư dự án) vào Mỹ thường bỏ ra chi phí đầu tư 3-7 triệu USD.
Trong gần 1 thập niên tư vấn định cư, USIS đã tư vấn thành công cho hơn 100 doanh nhân Việt, đồng nghĩa với lượng tiền ra khỏi Việt Nam qua công ty này là hơn 1 tỉ USD.
Nhìn rộng ra, theo thống kê sơ bộ, trên cả nước có khoảng hơn 2.500 công ty đang cung cấp dịch vụ tư vấn du học và định cư.
Còn theo ước tính chưa đầy đủ của những chuyên gia tư vấn định cư, mỗi năm chỉ riêng nhóm doanh nhân thông qua các suất đầu tư nhà đất và dự án nhằm hợp thức việc đổi màu hộ chiếu đã mang ra khỏi lãnh thổ Việt Nam 10-12 tỉ USD.
Du học sinh Việt Nam ở nước ngoài đông đến mức nào?
Theo Nhóm Công tác giáo dục và đào tạo thuộc Diễn đàn Doanh nghiệp thường niên (VBF) 2015, Việt Nam hiện có hơn 110.000 học sinh du học tại hơn 50 quốc gia với mức học phí 40.000 USD mỗi năm, 90% số này là du học tự túc.
Như vậy, du học sinh Việt mỗi năm đang bỏ ra khoảng gần 3 tỉ USD để có được nền giáo dục quốc tế.
Tại Úc, tính đến cuối năm 2015, có khoảng 28.500 sinh viên Việt Nam đang học tập và nguồn tiền mà gia đình Việt chi trả cho các khoản chi phí tại Úc trung bình khoảng 25.000 USD mỗi năm.
Như vậy, với lượng du học sinh gia tăng mỗi năm thêm 5-7%, ngoại hối chảy ra khỏi Việt Nam chỉ tính riêng cho diện di cư du học sẽ gia tăng trung bình khoảng 250 triệu USD.
Hầu hết người Việt Nam di cư đến các nước phát triển, trong đó tập trung đông nhất là ở Mỹ (hơn 1,3 triệu người), Pháp (125.700 người), Đức (gần 113.000 người), Canada (182.800 người), Úc (227.300 người), Hàn Quốc (114.000 người).
Tại các nước Đông Âu và một số nước châu Á như Lào, Campuchia, Malaysia mỗi nước có khoảng trên 10.000 người Việt di cư đến đây.
Báo cáo của World Bank cho biết, lượng kiều hối gửi về Việt Nam trong năm 2015 đạt gần 13 tỉ USD và Việt Nam đứng thứ 11 thế giới về kiều hối trong năm 2015 xét trên quy mô toàn cầu.
Có một thực tế nữa đó là vấn đề "tái hòa nhập môi trường bản xứ". Du học sinh sau thời gian học tập và sinh sống ở nước ngoài thường không tìm thấy tiếng nói chung trong môi trường làm việc tại quê hương.
Những người đã di cư thì sau thời gian gửi tiền lo cho gia đình tại quê hương, nay bắt đầu đầu tư tại quốc gia mà họ đang sinh sống. Các thế hệ sau của người di cư sẽ dần dần ít gắn kết với quê hương.
Tin mới
- ASEAN : Chống khủng bố, chủ đề chính cuộc họp bộ trưởng Quốc Phòng - 23/10/2017 21:39
- Đánh cá trái phép : Châu Âu phạt « thẻ vàng » cảnh cáo Việt Nam - 23/10/2017 21:18
- Bảo Đại : Từ hoàng đế Việt "lực bất tòng tâm" đến "thường dân" Pháp - 23/10/2017 20:17
- Thắng cử lập pháp giúp thủ tướng Nhật đẩy nhanh sửa đổi Hiến Pháp chủ hòa - 23/10/2017 18:09
- Bình Nhưỡng có thể đang tiến hành sản xuất hàng loạt vũ khí sinh học - 23/10/2017 17:48
- Một tuần lễ quyết định đối với tương lai Catalunya - 23/10/2017 17:39
- Ukraina : Người phản đối tham nhũng cắm trại trước trụ sở Quốc Hội - 23/10/2017 17:31
- Chuyên gia Pháp : Thế giới bất ổn chưa từng có - 23/10/2017 17:23
- Nga trả tự do cho nhà bất đồng chính kiến Navalny - 23/10/2017 17:08
- Ngoại trưởng Mỹ thất bại trong hòa giải Ả Rập Xê Út và Qatar - 23/10/2017 16:37
Các tin khác
- Khám phá bí mật lòng đất, nhà địa chất Liên Xô nghe thấy ‘hàng triệu tiếng thét ghê rợn’ ở độ sâu 12.000 mét - 23/10/2017 04:16
- Biển Đông : Trung Quốc lập đơn vị cứu hộ mới cho hạm đội Nam Hải - 23/10/2017 03:07
- Việt Nam : Biểu tình tại Hà Tĩnh kêu gọi trả tự do cho một nhà hoạt động - 23/10/2017 02:16
- Nhật bầu cử lập pháp, phe đối lập tan rã - 23/10/2017 01:59
- Philippines : Duterte sẵn sàng tự tay bắn hạ người phạm tội - 22/10/2017 20:17
- Lãnh đạo vùng Catalunya tỏ ra thận trọng, không tuyên bố độc lập - 22/10/2017 20:10
- Donald Trump cho công bố hồ sơ vụ ám sát cựu tổng thống Mỹ Kennedy - 22/10/2017 19:47
- Nhu Đạo, môn võ Nhật hàng đầu tại Pháp bị khủng hoảng - 22/10/2017 18:57
- Bầu cử Quốc Hội Nhật Bản: Thủ tướng Abe có thể chiến thắng áp đảo - 22/10/2017 04:59
- Gió ngược mang ô nhiễm đến Bắc Kinh trong Đại Hội Đảng - 22/10/2017 04:43