Lịch sử Hollywood: Cuốn theo chiều gió Thế chiến
- Thứ Tư, 20 tháng Chín năm 2017 20:17
- Tác Giả: RFI
Cuộc Thế chiến thứ nhất đã lôi các nhà làm phim Hollywood vào cuộc.Ảnh tư liệu Wikipedia
Trong phần đầu của phóng sự về lịch sử trăm năm Hollywood, chúng ta đã thấy các nhà điện ảnh Mỹ vừa tìm được đất lành để an cư tại Los Angeles.
Vừa chập chững những bước đi đầu tiên, điện ảnh Mỹ đã bị cuộc Thế Chiến Thứ Nhất ở châu Âu bên kia bờ Đại Tây Dương cuốn theo.
Một lý do rất chính trị, chính phủ Mỹ thời bấy giờ đã nhìn thấy điện ảnh như một công cụ tuyên truyền hữu hiệu và các nhà điện ảnh Mỹ trở thành những chiến sĩ xung kích trên mặt trận tuyên truyền.
Chính bối cảnh và các trải nghiệm chiến tranh đã giúp Hollywood có được sức bật mới để phát triển thành một ngành công nghiệp giải trí có sức ảnh hưởng lớn nhất thế giới hiện nay.
Mời quý vị theo dõi phần cuối của phóng sự để hiểu được các nhà làm phim Hollywood đã bị lôi kéo vào cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất như thế nào?
Một sự kiện làm đảo lộn dư luận Mỹ: Con tàu thủy Lusitania chuyên chở đến Anh những thường dân và các khí tài chiến tranh đã bị tàu ngầm Đức phóng lôi đánh chìm. Hậu quả 1 200 nạn nhân, trong đó có 128 người Mỹ.
Giáo sư sử học William Deverelle nhớ lại:
“Người Mỹ có cảm giác chiến tranh ở xa họ, bên châu Âu cho đến tận khi chiếc tàu ngầm Đức làm thiệt mạng các công dân Mỹ.
Quả thực Los Angeles đang ngày càng chú ý nhiều đến chiến tranh. Trong những năm 1915, 1916 nhiều người ở Los Angeles đã lên tiếng nói rằng cần phải can thiệp.
Cuốn theo chiều gió chiến tranh
Rồi sau đó xuất hiện vụ “bức điện tín Zimmerman”.
Tháng Giêng năm 1917, một bức điện mật gửi đến chính phủ Mêhicô bị tình báo Anh chặn được.
Tác giả bức điện là bộ trưởng ngoại giao Đế chế Đức Arthur Zimmerman. Ông William Deverelle cho biết tiếp:
“Bức điện nói rằng nếu Hoa Kỳ lao vào cuộc chiến với các đồng minh họ có thể chọn đồng minh giữa Đức và Mêhicô. Điều này đã gây tức giận ở Hoa Kỳ.
Bức điện của Zimmerman nhắc Hoa Kỳ rằng miền tây nam nước này cách đó không lâu vẫn còn là lãnh thổ Mêhico và nó có thể trở lại Mêhico dưới sự quản lý của chính phủ Mêhico.
Điều này đã làm thức tỉnh California, bang này nhận thấy tình trạng nghiêm trọng”.
Cùng thời kỳ đó, Cecil B DeMille làm bộ phim “La petite américaine – Cô bé Mỹ” với Mary Pickford đóng vai chính.
Cô vào vai Angela trên đường đến gặp bà cô già ở châu Âu.
Cô xuống một con tàu thủy, cũng giống như con tàu Lusitania, tàu của cô bị thủy lôi bắn chìm trên đường qua châu Âu.
Được cứu sống ở phút chót, cô đến được nước Pháp khi đó đang bị Đức chiếm đóng.
Nhưng tại đây cô được chứng kiến những tội ác dã man của người Đức và cô chọn đứng về phe đồng minh.
Ngày 06/04/1917, Quốc hội Mỹ đồng ý tham chiến với 373 phiếu thuận, 50 phiếu chống.
Tổng thống Wilson đã phải thay đổi căn bản lập trường.
Theo nhà nghiên cứu Steven Ross:
“Cách đó chưa đầy một năm, ông đã hứa không đưa nước Mỹ vào cuộc chiến tranh, còn giờ thì ông đã chính thức lao vào và ông phải quay ngược dư luận toàn quốc.
Một tuần sau khi tuyên bố chiến tranh, ông thành lập ủy ban thông tin nhà nước.
Ông chỉ định một cựu nhà báo, George Creel và ra lệnh cho ông ấy bằng một dòng chữ : “Hãy tán dương cuộc chiến này với người dân Mỹ!”
Ý thức được quyền lực ngày càng lớn của điện ảnh, George Creel liên hệ với Hollywood yêu cầu sản xuất các bộ phim ca tụng nước Mỹ và chính phủ.
Ban đầu đề nghị bị bác bỏ, các nhà sản xuất phim muốn chứng tỏ độc lập.
George Creel sử dụng đến đe dọa nếu Hollywood từ chối, chính phủ sẽ hạn chế xuất khẩu phim, sẽ gọi nhân viên của Hollywood đăng lính và đóng cửa các sân khấu buổi tối.
Vài ngày sau, ông nhận được một bức thư của các trường quay Hollywood với một giọng điệu khắc hẳn. Steven Ross cho biết tiếp:
“Chúng tôi quyết định hợp tác với chính phủ, từ nay chúng tôi sẽ không còn sản xuất các phim mang tính tích cực với khán giả Mỹ.
Creel như vậy đã giành thắng lợi trong cuộc chơi. Ông bảo đảm không có ai ly khai ở Hollywood. Không có phim phê phán chiến tranh làm ảnh hưởng đến tinh thần dân chúng Mỹ.”
Các ngôi sao điện ảnh cũng muốn thể hiện cho thấy họ tham gia vào các nỗ lực của cuộc chiến.
Hai tuần sau khi Quốc hội bỏ phiếu, một đội vệ binh được thành lập ở Los Angeles.
Cecil B DeMille là chỉ huy, Mary Pickford, người cầm cờ.
Một ngày Chủ Nhật, đội vệ binh diễu hành trên đại lộ Hollywood và trung tâm Los Angeles. Ông Marc Wanameker:
“Đội vệ binh quốc gia chính là Hollywood biểu dương tinh thần ái quốc, tất nhiên rất biểu tượng.
Nhưng cũng có những đơn vị được quân đội huấn luyện tại trang trại Jessy Lasky, được học cách bắn và tác chiến.
Họ trở thành những thủ lĩnh không chỉ trong lĩnh vực làm phim mà cả trong cuộc chiến tranh”.
Một đóng góp khác của các nghệ sĩ của màn ảnh rộng.
Chiến dịch đăng ký tham gia chiến tranh.
Washington tổ chức nhiều chuyến lưu diễn trong đó có một cuộc với Douglas Fairbanks, Charlie Chaplin, Mary Pickford và võ sĩ quyền anh Jack Demsey, chuyến lưu diễn đã thành công. Hàng triệu đô la đã được quyên góp.
“Có hàng triệu người đến xem họ. Chúng ta đang ở nhuững năm 1910 không có truyền hình, phát thanh; họ trở thành những ngôi sao quốc tế. Ta có thể nói đó là hệ quả của chiến tranh.”
Sự hợp tác giữa Washington và Hollywood tỏ ra sinh lợi vì ngoài các phim của họ, các xưởng phim còn nhận được đơn đặt hàng của chính phủ về các đề tài thời sự mặt trận, phóng sự chiến trường, phim ngắn ca ngợi tinh thần yêu nước…
Không bao lâu sau, điện ảnh đã vượt qua mong đợi của chính phủ, chuyển theo hướng tuyên truyền.
Tất cả những phim như vậy góp phần huấn luyện binh sĩ, phần lớn trong họ khám phá điện ảnh đồng thời với chiến tranh.
Mary Pickford trở thành người đỡ đầu cho nhiều đơn vị trong hải quân, pháo binh và không quân.
Năm 1918, nhà biên kịch Frances Marion viết riêng cho cô nhân vật Johanna Enlists.
Trong phim này nữ diễn viên kêu gọi công chúng dấn thân và kêu gọi các đoàn quân hãy chỉ trở về sau khi giành chiến thắng ở Đức.
Về phần mình đạo diễn David W Griffith được chính phủ Anh đề nghị làm một phim tài liệu ca ngợi các đồng minh.
Ông được mời đến quay tại mặt trận Somme (Pháp), ông lồng ghép những hình ảnh chiến tranh vào một câu chuyện tâm lý tình cảm để lên án sự tàn bạo của Đức.
Vẫn theo chuyên gia Marc Wanamaker:
“Griffith đến Pháp và quay các cảnh trong các đường hào, cho dù phần lớn của bộ phim được thực hiện tại Hollywood, trong trường quay thực địa.
Chủ đề của phim là để cho thấy các phụ nữ, trẻ em, gia đình chịu đau khổ. Khi bạn mô tả các phụ nữ trong chiến tranh là bạn nói về nhân loại, trong đó công chúng có thể cảm thấy có mình trong đó”.
Chiến tranh thế giới lần thứ nhất làm 10 triệu người chết ở châu Âu, 5 nghìn người Mỹ.
Nhưng nó cũng giúp Mỹ trở thành cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới. Như nhận xét của nữ văn sĩ Cari Beauchamp :
“Chiến tranh đã thay đổi tại đất nước này, tôi không nghĩ họ nhận ra điều đó vào năm 1914. Nhưng chiến tranh đã sinh lợi rất nhiều cho Hollywood vì nó đã loại trừ mọi cạnh tranh.
Châu Âu thực tế có những nhà điện ảnh lớn giờ đuổi theo sự chậm trễ và họ không thể làm được khi chiến tranh kết thúc vì 90% sản phẩm điện ảnh trên thế giới là làm tại Mỹ”.
Năm 1919 Douglas Fairbanks, Charlie Chaplin, Mary Pickford và David W Griffith thành lập hội United Artist để bảo vệ các tác phẩm của họ.
Các xưởng phim Hollywood giờ đây tự kiểm soát việc sản xuất, phát hành và khai thác phim.
Chiến tranh đã giúp điện ảnh phát triển thành một ngành công nghiệp thực thụ.
Los Angeles là thủ đô và các minh tinh màn bạc, là đồng minh quý giá của Washington.
Từ giờ một điều không thể chối cãi là Hollywood đã trở thành một thế lực kinh tế và nghệ thuật có ảnh hưởng đối với cả thế giới.
Related news items:
Tin mới
- Hạt nhân: Tổng thống Iran đáp trả công kích của tổng thống Mỹ - 21/09/2017 22:54
- Thỏa thuận tự do mậu dịch CETA được áp dụng - 21/09/2017 22:46
- Philippines : Hàng ngàn người biểu tình cảnh cáo tổng thống Duterte - 21/09/2017 22:15
- Hàn Quốc viện trợ nhân đạo cho Bắc Triều Tiên - 21/09/2017 15:27
- LHQ : Tổng thống Pháp cổ vũ hợp tác đa phương - 20/09/2017 23:13
- Khủng hoảng Rohingya : Anh Quốc hoãn hợp tác quân sự với Miến Điện - 20/09/2017 23:04
- Khủng hoảng bán đảo Triều Tiên : Youtube khai hỏa ? - 20/09/2017 22:48
- Le Figaro : « Hàn Quốc là một yếu tố khó lường » - 20/09/2017 22:37
- Bắc Triều Tiên : Nhật-Hàn hoan nghênh đe dọa của Donald Trump - 20/09/2017 22:25
- Từ Liên Hiệp Quốc, tổng thống Mỹ đe dọa Bắc Triều Tiên và Iran - 20/09/2017 22:17
Các tin khác
- Ngư dân Việt Nam bị bóc lột tại Đài Loan - 20/09/2017 16:26
- Olympic Paris 2024 : Kỳ vọng kinh tế - 19/09/2017 22:26
- Tổng thống Putin thị sát cuộc tập trận Nga - 19/09/2017 21:32
- Quân đội Syria vượt sông Euphrate tấn công Nhà Nước Hồi Giáo - 19/09/2017 21:20
- Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ: chưa cần bắn hạ phi đạn Triều Tiên - 19/09/2017 19:30
- Teheran tố cáo Hoa Kỳ ngầm phá hoại thỏa thuận hạt nhân Iran - 19/09/2017 19:16
- Châu Âu yêu cầu Trung Quốc cụ thể hóa lời hứa mở cửa thị trường - 19/09/2017 17:54
- Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc kêu gọi đoàn kết về hồ sơ Bắc Triều Tiên - 19/09/2017 17:47
- Rohingya Miến Điện : Aung San Suu Kyi lên án các vụ «vi phạm nhân quyền» - 19/09/2017 16:00
- Macron, Trump lần đầu tiên phát biểu trước Liên Hiệp Quốc - 18/09/2017 21:57