Quốc Hội Anh xem xét dự luật rút ra khỏi Liên Hiệp Châu Âu
- Thứ Sáu, 08 tháng Chín năm 2017 21:07
- Tác Giả: RFI
Ảnh minh họa : Biểu tình phản đối Brexit trước nghị viện ở Luân Đôn, ngày 19/08/2017.
REUTERS/Luke MacGregor
Từ hôm qua, 07/09/2017, các dân biểu Anh Quốc bắt đầu thảo luận dự luật do chính phủ trình lên, để xác định xem những quy định nào của châu Âu sẽ được duy trì trong hệ thống luật pháp quốc gia sau khi Anh Quốc ra khỏi Liên Hiệp Châu Âu.
Lúc đầu được gọi là « Đạo luật hủy bỏ », nay trở thành « Đạo Luật rút ra khỏi Liên Hiệp Châu Âu », văn bản này đánh dấu tiến trình Quốc Hội Anh Quốc giành lại chủ quyền từ Liên Hiệp Châu Âu.
Tuy nhiên, nhiều dân biểu đã chỉ trích vì dự luật này cho phép chính phủ thay đổi một số luật mà không cần Quốc Hội chấp thuận trước.
Từ Luân Đôn, thông tín viên Muriel Delcroix cho biết thêm thông tin :
« Chính phủ của thủ tướng Theresa May biết rằng dự luật này còn lâu mới có được sự đồng thuận, kể cả trong hàng ngũ của đảng bảo thủ.
Chính vì thế, bộ trưởng phụ trách hồ sơ Brexit, ông David Davis, đã nhấn mạnh rằng dự thảo này cực kỳ quan trọng để có được một sự chia tay bài bản với Liên Hiệp Châu Âu, tránh xẩy ra sự gián đoạn phũ phàng đối với các doanh nghiệp và người dân, bằng cách tiếp tục duy trì khuôn khổ pháp lý Anh.
Quả thực đây là một nhiệm vụ cực kỳ lớn bởi vì cần phải chuyển hóa hơn 12 ngàn quy định của châu Âu vào trong luật của Anh trước khi quyết định giữ, hủy bỏ hay sửa đổi các luật này.
Chính phủ Anh cho rằng công việc này phức tạp đến mức không thể áp dụng quy trình xem xét bỏ phiếu như thông lệ tại Quốc Hội và đề nghị được trao các đặc quyền trong vòng hai năm để tự chính phủ sửa đổi luật pháp.
Đó là đặc quyền có tên gọi là « Các quyền của Henry VIII » làm cho các dân biểu khó chịu.
Họ lo ngại là cơ quan hành pháp – chính phủ - sẽ hành xử như một vị vua triều đại Tudor và tùy ý sửa đổi một số đạo luật, ví dụ liên quan đến quyền của người lao động, bảo vệ người tiêu dùng hoặc bảo vệ môi trường.
Vả lại, Công Đảng Anh và một bộ phận phe đối lập, đã báo trước là sẽ chống lại văn bản này trong cuộc bỏ phiếu vào thứ Hai, 11/09.
Nhóm dân biểu bảo thủ ủng hộ châu Âu cũng có thể bỏ phiếu chống. Điều này gây khó khăn cho thủ tướng Theresa May vì bà chỉ có được một đa số mong manh, hơn phe đối lập có 13 phiếu ».
Related news items:
Tin mới
- Chính sách di dân của Tổng thống Trump - 09/09/2017 23:59
- Bão Irma đổ bộ vào Cuba, đe dọa Florida, 6 triệu người được lệnh sơ tán - 09/09/2017 23:00
- Liên Hiệp Quốc báo động: Người tị nạn Rohingya ở Bangladesh tăng vọt - 09/09/2017 22:28
- Tập đoàn quân sự Thái Lan lúng túng vì vụ cựu thủ tướng Yingluck đào thoát - 09/09/2017 22:03
- Hạt nhân Bắc Triều Tiên: Trung Quốc trông đợi vào tiếng nói của Pháp - 09/09/2017 20:54
- Phi cơ Mỹ-Nhật tập trận ở Biển Hoa Đông, gần bán đảo Triều Tiên - 09/09/2017 20:46
- Hun Sen: "Tôi sẽ cầm quyền thêm 10 năm" - 09/09/2017 02:09
- Bà Yingluck Cựu Thủ Tướng Thái-Lan đã thực hiện 'vụ đào thoát vĩ đại' như thế nào? - 08/09/2017 23:25
- Tỉ phú Trung Quốc bị chế độ truy lùng, xin Mỹ cho tị nạn - 08/09/2017 21:38
- Bắc Triều Tiên làm dấy lại tranh luận về vũ khí nguyên tử ở châu Á - 08/09/2017 21:32
Các tin khác
- Nga trấn an NATO về cuộc tập trận sát biên giới Liên Hiệp Châu Âu - 08/09/2017 20:29
- Tổng thống Pháp kêu gọi tái thiết dân chủ châu Âu - 08/09/2017 18:45
- Các tổ chức phi chính phủ nỗ lực giúp người Rohingya tị nạn ở Bangladesh - 08/09/2017 18:39
- LHQ thảo luận các biện pháp trừng phạt triệt để nhắm vào Bình Nhưỡng - 08/09/2017 18:29
- Bão Irma quét qua biệt thự của Donald Trump ở Saint-Martin - 08/09/2017 16:40
- Đức giáo hoàng đến Colombia với thông điệp hòa bình, hòa giải - 07/09/2017 23:19
- LHQ : Sẽ phải cứu trợ cho 300.000 người tị nạn Rohingya - 07/09/2017 22:38
- Quốc tế chuẩn bị tăng cường trừng phạt Bắc Triều Tiên - 07/09/2017 21:48
- Khủng hoảng Bắc Triều Tiên: Tổng thống Mỹ xuống giọng - 07/09/2017 21:39
- Không quân Trung Quốc tập trận gần bán đảo Triều Tiên - 07/09/2017 21:04