Biển Đông : Bắc Kinh toàn thắng khi chống phán quyết La Haye?
- Thứ Tư, 12 tháng Bảy năm 2017 23:01
- Tác Giả: Trọng Nghĩa
Đảo Phú Lâm, quần đảo Hoàng Sa, do Trung Quốc kiểm soát, Việt Nam đòi chủ quyền. Ảnh chụp ngày 27/06/2012.
STR / AFP
Vào đúng ngày này năm ngoái, 12/07/2016, Tòa Trọng Tài Thường Trực La Haye đã ra phán quyết về đơn Philippines kiện Trung Quốc về Biển Đông, bác bỏ các đòi hỏi chủ quyền quá đáng của Bắc Kinh, gói trong tấm bản đồ 9 đường gián đoạn mà họ đơn phương vẽ ra.
Trung Quốc đã cực lực phủ nhận phán quyết này, và tung ra cả một chiến dịch ngoại giao, kèm theo sức ép kinh tế để lôi kéo các nước khác cùng bác bỏ phán quyết La Haye.
Một năm sau, đánh giá về kết quả mà Bắc Kinh thu hoạch được, hầu hết các nhà quan sát đều công nhận là Trung Quốc đã thành công trong việc vô hiệu hóa phán quyết quốc tế, ngăn chặn được phản ứng bất đồng công khai, đặc biệt là từ các nước trong khu vực, đồng thời tiếp tục các công việc bồi đắp, xây dựng, cấm đoán hoạt động của các nước khác trong vùng mà Bắc Kinh đòi chủ quyền mà không gặp phản kháng mạnh bạo của quốc tế.
Phân tích rõ nhất về thắng lợi của Bắc Kinh được nêu bật trong bài viết đề ngày hôm nay, 12/07, của giáo sư luật Julian Ku trên trang mạng Mỹ có uy tín Lawfare, ghi nhận rằng « Trung Quốc đã thành công trong việc biến một thất bại pháp lý thành một chiến thắng về chính sách, bằng cách duy trì đường lối hoạt động hung hăng trên Biển Đông mà không hề bị trừng phạt vì không tuân thủ luật quốc tế ».
Đối với chuyên gia này, thắng lợi rõ rệt nhất của Bắc Kinh là không những vô hiệu hóa được Philippines, nước đâm đơn kiện Trung Quốc trước tòa quốc tế, mà còn mua chuộc được tân chính quyền Manila để họ nhắm mắt làm ngơ trong thực tế trước các đòi hỏi quá đáng của Bắc Kinh vốn đã bị tòa quốc tế phủ nhận.
Trong tư cách là nguyên đơn, Philippines đã có thể tìm kiếm hậu thuẫn của khu vực và quốc tế để yêu cầu Trung Quốc tuân thủ phán quyết trọng tài.
Manila cũng có thể yêu cầu Trung Quốc tuân thủ - hoặc ít ra là tiếp tục nhấn mạnh trên mọi diễn đàn các quyền của Philippines được quốc tế chính thức công nhận bằng văn bản.
Thậm chí Philippines cũng có thể đưa vấn đề ra trước Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc, cũng như trong các cuộc họp của các quốc gia thành viên Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển UNCLOS.
Thế nhưng, chính phủ mới tại Philippines của tổng thống Rodrigo Duterte đã mặc nhiên từ bỏ phán quyết trọng tài để tìm kiếm một quan hệ ấm áp hơn với Trung Quốc, đặc biệt là các mối lợi kinh tế to lớn.
Nguyên đơn mà như thế thì những nước khác làm sao có thể cứng rắn hơn với Trung Quốc.
Trong lãnh vực ngoại giao cũng thế, theo giáo sư Julian Ku, Trung Quốc cũng đã thành công, không những trong việc bịt miệng ASEAN, mà còn bịt miệng gần như cả thế giới, để không ai nói tiếng nào về việc Trung Quốc phớt lờ phán quyết quốc tế về Biển Đông.
Ngay sau phán quyết của Tòa Trọng Tài Thường Trực được công bố, Bắc Kinh đã tung ra cả một chiến dịch ngoại giao lẫn thông tin tuyên truyền nhằm bảo vệ lập trường phủ nhận phán quyết quốc tế về Biển Đông.
Theo giáo sư Julian Ku, cơ quan Sáng Kiến Minh Bạch Hàng Hải Châu Á (AMTI) của Mỹ đã từng thống kê xem trên thế giới có nước nào công khai ủng hộ hay chống đối quan điểm của Trung Quốc về phán quyết Biển Đông.
Kết quả thật rõ ràng : Đúng là chỉ có 7 quốc gia kêu gọi Trung Quốc tuân thủ phán quyết và 6 nước công khai ủng hộ Trung Quốc, nhưng đại bộ phận các nước còn lại phần lớn đều im lặng hoặc trung lập, điều mà Bắc Kinh mong muốn.
Ngay cả khối Liên Hiệp Châu Âu, bình thường rất năng nổ trong việc yêu cầu tôn trọng luật quốc tế, cũng đã không đưa ra được tuyên bố nào đòi Trung Quốc tuân thủ phán quyết Biển Đông.
Như vậy, phải chăng là Bắc Kinh đã hoàn toàn chiến thắng ? Trên vấn đề này, một số chuyên gia cho rằng không hẳn là như vậy.
Dẫu sao thì phán quyết Biển Đông đã là một thực tế, và dù không nhắc đến công khai, nhưng trong hành động của mình, Trung Quốc cũng phải ít nhiều tự kềm chế.
Một bài viết trên báo The Independent (Singapore) hôm nay ghi nhận :
« Trong một chừng mực nào đó, Trung Quốc cũng đã bị kiềm chế, và tránh lớn tiếng thêm về vấn đề này, mà đồng ý tích cực hơn trong việc đàm phán một bộ Quy Tắc Ứng Xử (COC) về Biển Đông có tính ràng buộc pháp lý ».
Tin mới
- Russia Gate: Nga bác bỏ mọi cáo buộc liên quan, Trump bảo vệ con trai - 14/07/2017 02:39
- Ý chỉ trích châu Âu thiếu nỗ lực trong hồ sơ di dân - 14/07/2017 02:31
- Philippines có thể khoan dầu trở lại ở Biển Đông trong năm nay - 14/07/2017 01:28
- Ấn Độ phát triển tên lửa có thể tấn công toàn bộ lãnh thổ Trung Quốc - 14/07/2017 00:54
- Quốc khánh Pháp: Trump tìm tiếng nói chung với Paris bất chấp nhiều bất đồng - 14/07/2017 00:46
- Biển Đông: Philippines được kêu gọi học tập Việt Nam về đối ngoại - 14/07/2017 00:30
- Mỹ muốn đàm phán lại thỏa thuận thương mại với Hàn Quốc - 14/07/2017 00:18
- Bắc Kinh cải chính báo cáo thương mại Trung-Triều của Mỹ - 14/07/2017 00:02
- Tokyo phản đối tàu võ trang Bắc Triều Tiên đe dọa tàu tuần tra Nhật - 13/07/2017 23:54
- Căn cứ quân sự Trung Quốc ở Djibouti: 5 lý do Ấn Độ phải lo lắng - 13/07/2017 23:47
Các tin khác
- Trung Quốc : Các tổ chức nhân quyền nghi ngờ hồ sơ bệnh án của Lưu Hiểu Ba - 12/07/2017 19:13
- Hậu La Haye : Nhật giúp Manila đối mặt với Trung Quốc ở Biển Đông - 12/07/2017 19:02
- Trung Quốc đưa quân trấn đóng căn cứ tại châu Phi - 12/07/2017 18:27
- NATO ủng hộ Ukraina, nhưng đòi hỏi cải cách - 11/07/2017 23:13
- Bệnh viện Trung Quốc thông báo Lưu Hiểu Ba đang được cấp cứu - 11/07/2017 15:51
- Hàn Quốc lập bảo tàng « phụ nữ giải sầu » tại Seoul - 11/07/2017 15:44
- Mỹ xin lỗi vì nhầm Trung Quốc với Đài Loan - 11/07/2017 15:23
- Một năm sau phán quyết Biển Đông, Philippines tiếp tục đàm phán với Trung Quốc - 11/07/2017 14:23
- Irak : Liên Hiệp Châu Âu ca ngợi chiến thắng "quyết định" tại Mossul - 11/07/2017 01:02
- Đảng Cộng Hòa phản đối đề nghị hợp tác với Nga chống tin tặc của TT Mỹ - 10/07/2017 22:39