Tập Cận Bình đến Hồng Kông nhân 20 năm nhượng địa được trao trả
- Thứ Sáu, 23 tháng Sáu năm 2017 18:18
- Tác Giả: Tú Anh
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình chờ đón khách tại Đại Lễ Đường Nhân Dân, Bắc Kinh, ngày 14/06/2017.
Reuters
Cách nay 20 năm, vào ngày 01/07/1997, sau 99 năm nhượng địa, Anh Quốc trả lại Hồng Kông cho Trung Quốc.
Một nhật báo địa phương cho biết nhân lễ kỷ niệm vào tuần tới, chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ đến Hồng Kông. Chuyến viếng thăm có thể gây thêm căng thẳng trong quan hệ « một đất nước hai chế độ ».
Theo AFP, cho đến hôm nay, 23/06, chưa một quan chức nào xác nhận là chủ tịch Tập Cận Bình có nhân lễ kỷ niệm « nhị thập chu niên » để thực hiện chuyến viếng thăm Hồng Kông lần đầu tiên, kể từ khi nắm quyền lãnh đạo Trung Quốc vào năm 2013.
Một phát ngôn viên chính phủ Trung Quốc vẫn từ chối trả lời câu hỏi của AFP.
Tuy nhiên, nhật báo South China Morning Post, phát hành thứ Sáu 23/06/2017, cho biết chuyến viếng thăm của ông Tập Cận Bình và phu nhân Bành Lệ Viên đã được « xác nhận », cho dù không ghi xuất xứ nguồn tin.
Chủ tịch Trung Quốc sẽ thăm đồn binh của Hoa lục, thăm một dự án hạ tầng cơ sở đang xây dựng và lễ nhậm chức của bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga (Carrie Lam), tân trưởng đặc khu hành chánh.
Các biện pháp an ninh sẽ được tăng cường đề phòng các cuộc biểu tình chống chủ tịch Trung Quốc.
Vụ chủ nhân và nhân viên một nhà xuất bản sách ở Hồng Kông, phát hành sách « nhạy cảm » đối với chế độ Bắc Kinh, tổng cộng 5 người bị « cưỡng chế mất tích » vào năm 2015 làm cho công luận Hồng Kông thêm hãi hùng.
Các biện pháp đàn áp phong trào dân chủ Dù Vàng năm 2014 và gần đây nhất là ngăn cản hai dân biểu theo xu hướng độc lập vào nghị viện cho thấy Bắc Kinh không tôn trọng lời hứa « một đất nước hai chế độ », xâm phạm quyền tự do của dân Hồng Kông.
Theo giáo sư chính trị Lâm Lập Hòa (Willy Lam), chuyến viếng thăm của lãnh đạo đảng Cộng Sản và quân đội Trung Quốc chứng tỏ là trong nguyên tắc « một nước, hai chế độ » thì « một nước » là yếu tố áp đảo.
Về phần chính quyền Hồng Kông, trả lời phỏng vấn đài CNN về trường hợp các nhân viên nhà sách, công dân Hồng Kông bị giữ ở Hoa lục sau thời gian dài « mất tích », lãnh đạo mới, bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga tuyên bố : « Chúng tôi sẽ sai trái nếu phản đối những gì xảy ra tại lục địa vì vụ án này phải xử theo luật của chế độ Trung Quốc ».
Tin mới
- Philippines : Thủ lĩnh phiến quân thánh chiến trốn khỏi Marawi - 24/06/2017 15:28
- Mỹ khẳng định phản đối thay đổi nguyên trạng tại Biển Đông - 24/06/2017 13:59
- Bruxelles triển hạn trừng phạt Nga, Matxcơva phản ứng thận trọng - 24/06/2017 13:01
- Cựu nhân viên Bộ Ngoại Giao Mỹ bị truy tố tội làm gián điệp cho Trung Quốc - 24/06/2017 00:17
- Liên Hiệp Châu Âu : nỗ lực phòng thủ chung tiến triển - 23/06/2017 20:17
- Brexit : Thủ tướng May cam kết bảo đảm quyền lợi của kiều dân châu Âu tại Anh - 23/06/2017 19:18
- Việt Nam : Blogger Phạm Minh Hoàng bị bắt - 23/06/2017 19:08
- Pháp xử đường dây thánh chiến Cannes-Torcy - 23/06/2017 18:48
- Kiểm soát đầu tư Trung Quốc ở châu Âu : Pháp lẻ loi - 23/06/2017 18:39
- Máy bay gián điệp Úc yểm trợ quân đội Philippines - 23/06/2017 18:26
Các tin khác
- Sự cố Việt-Trung : Biển Đông chẳng bao giờ yên tĩnh - 23/06/2017 18:06
- Vì sao ngành siêu thị Mỹ lại "hoảng" khi Amazon thâu tóm Whole Foods? - 23/06/2017 02:05
- Bão Cindy tiến vào bang Louisiana, một người chết ở Alabama - 23/06/2017 00:18
- Trump khẳng định không ghi âm cựu Giám đốc FBI Comey - 23/06/2017 00:00
- Bầu cử tổng thống Mỹ 2016 : Tin tặc Nga tấn công 21 bang - 22/06/2017 23:47
- Mỹ : Đảng Cộng Hòa công bố dự luật về bảo hiểm y tế - 22/06/2017 23:08
- Thế hệ trẻ gánh vác việc nước là cơ may cho nước Pháp thoát trì trệ - 22/06/2017 22:41
- Pháp: Macron muốn tạo dấu ấn nhân thượng đỉnh Liên Hiệp Châu Âu - 22/06/2017 22:33
- Pháp có chính phủ mới sau cuộc bầu cử lập pháp - 22/06/2017 22:27
- Mỹ yêu cầu Trung Quốc gia tăng áp lực với Bắc Triều Tiên - 22/06/2017 21:43