Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Ấn Độ và Singapore tập trận thường niên ở Biển Đông

ins sahyadri

Chiến hạm Sahyadri - một trong bốn chiến hạm được Ấn Độ điều đến Biển Đông tập trận với Hải Quân Singapore.
@wikimedia

Hải quân Ấn Độ và Singapore vào hôm qua 18/05/2017 đã cho khỏi động một tuần lễ tập trận chung tại Biển Đông.

 Đây là một cuộc tập trận thường niên giữa hai nước, kể từ năm 1994 đến nay, nhưng sự kiện đặc biệt thu hút sự chú ý trong bối cảnh Ấn Độ ngày càng năng nổ hơn trong việc can dự vào Biển Đông.

Theo báo chí Ấn Độ, Hải Quân nước này đã cử 4 chiến hạm (Shivalik, Sahyadri, Jyoti và Kamorta) cùng một phi cơ tuần tra biển có khả năng chống tàu ngầm P8-I đến Biển Đông tham gia cuộc tập trận mang tên SIMBEX-17.

Về phía chủ nhà Singapore, Hải Quân nước này đã cử ba chiến hạm (Supreme, Formidable và Victory), một chiến đấu cơ F-16 và một máy bay tuần tra hàng hải Fokker F50 cùng thao diễn với Ấn Độ.
Mục tiêu cuộc tập trận chung là nhằm tăng cường năng lực tương tác giữa Hải Quân hai nước.

Một phát ngôn viên Hải Quân Ấn Độ còn nói rõ là nội dung đợt tập trận năm nay tập trung vào việc nâng cao kỹ năng chống tàu ngầm, kỹ năng tích hợp các hoạt động trên không, trên biển và ngầm dưới biển, cũng như tiến hành các bài tập phòng không và hải chiến.

Báo chí Ấn Độ đã gắn liền quyết định của Hải Quân Ấn Độ đến Biển Đông tập trận với chính sách « Hành Động Hướng Đông – Act East » của New Delhi hiện nay, với chủ trương tăng cường tầm với của Hải Quân Ấn qua vùng Biển Đông, nơi Hải Quân Trung Quốc ngày càng thêm quyết đoán.

Về phía Singapore, dù có quan hệ kinh tế chặt chẽ với Trung Quốc, và cũng không phải là một bên tranh chấp Biển Đông, nhưng gần đây quốc đảo này đã bày tỏ quan ngại về khả năng quyền tự do hàng hải trong vùng Biển Đông bị đe dọa, và đã tăng cường quan hệ quân sự vốn đã rất chặt chẽ với Mỹ.

Bắc Kinh vào hôm nay đã lên tiếng phản ứng trước cuộc tập trận Ấn Độ-Singapore.

Phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh cho rằng Bắc Kinh không hề phản đối những hoạt động giao lưu « bình thường », nhưng lưu ý Ấn Độ và Singapore là những hoạt động giao lưu « không nên gây tổn hại tới lợi ích của các nước khác ».

Switch mode views: